Sự tiềm ẩn của các mối đe dọa an ninh mạng khiến quá trình bảo vệ hệ thống dữ liệu trở nên khó khăn. Nắm rõ quy trình ứng phó sự cố bảo mật giúp doanh nghiệp đối phó với vấn đề này dễ dàng và hiệu quả.
Dù xây dựng và bảo mật hệ thống dữ liệu kỹ lưỡng nhưng bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng. Chính điều này cũng thúc đẩy các tổ chức tìm kiếm giải pháp ứng phó sự cố bảo mật hiệu quả. Trong bài viết này, FPT Cloud sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết giúp doanh nghiệp bắt đầu đối phó với các sự cố hiệu quả.
Mục lục
Hoạt động ứng phó sự cố bảo mật đại diện cho quá trình xử lý của tổ chức khi họ nghi ngờ hệ thống công nghệ thông tin hoặc dữ liệu bị xâm phạm.
Mục tiêu chính của hoạt động này là loại bỏ mối đe dọa nhanh chóng cũng như khôi phục hệ thống và dữ liệu. Sau đó, những người xử lý sẽ thông báo cho khách hàng hoặc cơ quan chính phủ theo yêu cầu pháp luật địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động ứng phó sự cố bảo mật còn hướng tới việc giảm thiểu rủi ro cho các vi phạm tương tự trong tương lai.
Đội an ninh thường bắt đầu quá trình ứng phó khi họ nhận được cảnh báo từ hệ thống quản lý sự kiện và thông tin bảo mật (SIEM). Để đảm bảo tính xác thực của cảnh báo, các thành viên sẽ kiểm tra xem sự kiện đó có đủ điều kiện để được coi là sự cố hay không. Sau đó, họ sẽ cô lập hệ thống bị nhiễm độc và loại bỏ mối đe dọa.
Trong trường hợp sự cố nghiêm trọng hoặc cần thời gian dài để giải quyết, tổ chức có thể giải quyết phức tạp hơn. Họ cần khôi phục dữ liệu từ sao lưu, xử lý vấn đề tiền chuộc hoặc thông báo cho khách hàng về việc dữ liệu của họ đã bị xâm phạm.
Do vậy, để đảm bảo ra quyết định xử lý đúng đắn, các chuyên gia về quyền riêng tư, luật sư, người đưa ra quyết định kinh doanh cũng được kêu gọi để tham gia vào quá trình. Họ sẽ đóng góp vào việc xác định các biện pháp mà tổ chức định sử dụng để xử lý vấn đề.
Có nhiều cách thức để kẻ xấu xâm phạm dữ liệu và hệ thống kinh doanh của công ty. Dưới đây là một số loại sự cố phổ biến mà doanh nghiệp cần nắm rõ để đưa ra giải pháp ứng phó sự cố bảo mật phù hợp.
Lừa đảo qua mạng là loại lừa đảo phi kỹ thuật, trong đó kẻ tấn công sử dụng email, tin nhắn văn bản hoặc cuộc gọi thoại để giả mạo thương hiệu hoặc người có uy tín. Mục tiêu của cuộc tấn công này là thuyết phục người nhận thực hiện hành động như tải xuống phần mềm độc hại hoặc cung cấp mật khẩu.
Các cuộc tấn công qua mạng lợi dụng lòng tin của người dùng và áp dụng các thủ thuật tâm lý như tạo ra nỗi sợ hãi để thúc đẩy họ hành động. Thông thường, các cuộc lừa đảo thường không nhắm tới mục tiêu cụ thể mà được triển khai một cách khá rộng rãi.
Tuy nhiên, vẫn có một phiên bản tinh vi hơn được gọi là “tấn công lừa đảo”, sử dụng nghiên cứu sâu rộng để tạo ra thông điệp nhằm thuyết phục một cá nhân duy nhất.
Trong cuộc tấn công mã độc tống tiền, kẻ xấu sẽ sử dụng phần mềm độc hại để mã hóa các dữ liệu và hệ thống quan trọng. Sau đó, họ đe dọa công khai hoặc phá hủy dữ liệu nếu nạn nhân không chịu đưa tiền chuộc.
>>> Xem thêm: Mã độc tống tiền và những giải pháp ứng phó hiệu quả
Tội phạm có thể lấy dữ liệu của một cá nhân bằng cách chen vào cuộc trò chuyện trực tuyến. Với phương thức này, tội phạm mạng cố gắng kiểm soát một trong những người tham gia cuộc trò chuyện để thu thập dữ liệu quan trọng từ họ.
Nhiều vụ vi phạm bảo mật bắt đầu từ việc đánh cắp thông tin xác thực của tài khoản. Kẻ tấn công có thể có được mật khẩu thông qua chiến dịch lừa đảo trực tuyến hoặc bằng cách đoán mật khẩu phổ biến.
Khi xâm nhập vào hệ thống, chúng thường cài đặt phần mềm độc hại, do thám mạng, hoặc mở rộng quyền truy cập vào dữ liệu nhạy cảm hơn.
Phần mềm xấu được thiết kế với mục đích gây hại cho hệ thống máy tính hoặc trích rút dữ liệu. Các dạng của phần mềm xấu bao gồm vi-rút, mã độc tống tiền, phần mềm gián điệp và trojan.
Kẻ tấn công thường cài đặt phần mềm xấu bằng cách khai thác các lỗ hổng trong phần cứng và phần mềm. Ngoài ra, chúng cũng thường sử dụng kỹ thuật lừa đảo phi kỹ thuật để thuyết phục nhân viên thực hiện hành động này.
Trong cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS), tác nhân đe dọa sử dụng lưu lượng truy cập để làm cho mạng hoặc hệ thống tràn đầy dẫn đến sự chậm trễ.
Thông thường, kẻ tấn công nhắm mục tiêu vào các tổ chức lớn như ngân hàng hoặc cơ quan chính phủ với mục đích làm họ mất thời gian và nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, mọi tổ chức (không phụ thuộc vào quy mô) đều có thể trở thành nạn nhân của hình thức tấn công này.
Mặc dù hầu hết các cuộc tấn công xuất phát từ bên ngoài tổ chức, đội bảo mật vẫn cần theo dõi các mối đe dọa từ bên trong. Vì đôi khi, nhân viên và người có quyền truy cập hợp pháp vào các tài nguyên hạn chế có thể vô tình hoặc cố ý làm lộ thông tin nhạy cảm.
Xem thêm: Top 10 phương pháp hàng đầu để bảo mật dữ liệu doanh nghiệp
Đội ngũ ứng phó sự cố bảo mật (còn được biết đến như là CSIRT, CIRT hoặc CERT) là một nhóm chuyên gia trong tổ chức chịu trách nhiệm về thực thi kế hoạch ứng phó sự cố. Nhiệm vụ của họ không chỉ là loại bỏ mối đe dọa mà còn gián tiếp đưa ra quyết định kinh doanh hoặc pháp lý có liên quan.
Dưới đây là những thành viên chính trong một đội ứng phó sự cố:
Để quá trình ứng phó sự cố bảo mật diễn ra hiệu quả, doanh nghiệp hãy chuẩn bị cũng như tham khảo quá trình thực hiện chi tiết.
Tổ chức có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây để chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi ứng phó sự cố bảo mật:
Để lên kế hoạch ứng phó sự cố bảo mật đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần vạch ra các bước chi tiết theo hướng dẫn dưới đây:
Thực hiện ứng phó sự cố bảo mật không chỉ giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp mà còn đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định.
Để đảm bảo phát hiện và ứng phó kịp thời với các sự cố mạng, quý doanh nghiệp hãy tham khảo các giải pháp phòng chống rủi ro bảo mật như Azure, Itune được tích hợp trong Microsoft 365 Business. Ngoài ra, Microsoft 365 Business cũng bao gồm các công cụ nâng cao hiệu suất làm việc cho nhân sự như gói Office 365, Teams hay Exchange.
Nếu còn thắc mắc hoặc nhu cầu đăng ký gói giải pháp này, hãy liên hệ trực tiếp với FPT Cloud qua: