Ngoài Teams, Zoom cũng là một trong những nền tảng đang trên đà phát triển với 13 triệu người dùng hàng tháng. Sự so sánh Teams và Zoom sẽ giúp người dùng có đủ thông tin để lựa chọn được giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp.
Cùng với xu hướng học và làm việc từ xa, việc lựa chọn một nền tảng họp trực tuyến trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong đó, Microsoft Teams và Zoom là hai ứng dụng được lựa chọn và sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tham khảo bài viết dưới đây của FPT Smart Cloud để so sánh Microsoft Teams và Zoom, từ đó đưa ra được lựa chọn phù hợp
Mục lục
Trước khi so sánh Microsoft Teams và Zoom, người dùng cần hiểu cơ bản về hai nền tảng này.
Microsoft Teams là ứng dụng hỗ trợ giao tiếp và hợp tác trong doanh nghiệp. Teams giúp các thành viên trong tổ chức trò chuyện trực tuyến trong thời gian thực và chia sẻ tài liệu nhanh chóng.
Được tích hợp với nhiều ứng dụng trong Office 365, Teams tạo ra môi trường làm việc thống nhất và tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Với sự kết hợp giữa các tính năng mạnh mẽ cùng độ bảo mật cao, Teams giúp đơn giản hóa công việc hàng ngày.
Zoom là nền tảng họp trực tuyến cho phép nhiều người kết nối với nhau thông qua các thiết bị điện tử như máy tính hoặc điện thoại thông minh.
Với Zoom, người dùng có thể tắt micro, quay lại màn hình chất lượng cao, ghi âm cũng như sử dụng nhiều tính năng khác. Đặc biệt, công cụ Zoom hỗ trợ tới 1000 người tham gia họp trực tuyến tùy theo gói dịch vụ đã đăng ký.
Để so sánh Microsoft Teams và Zoom, FPT Smart Cloud sẽ đưa ra ưu điểm và nhược điểm của từng nền tảng qua 7 tiêu chí dưới đây.
Về tính năng, cả Microsoft Teams và Zoom đều hỗ trợ người dùng trong việc tổ chức họp trực tuyến, hội nghị, trò chuyện, cuộc gọi thoại, chia sẻ màn hình và tài liệu. Tuy nhiên, hai nền tảng này vẫn có một số điểm khác nhau.
Microsoft Teams cho phép người dùng tham gia nhiều cuộc họp cùng một lúc. Hơn nữa, các cuộc họp và hội nghị trên Microsoft Teams được tổ chức liền mạch với khả năng sao lưu tài liệu, chia sẻ tệp dễ dàng. Phần mềm có thể đáp ứng nhu cầu tổ chức cuộc họp và quản lý công việc trong môi trường doanh nghiệp lớn.
Ngược lại, Zoom tập trung vào tổ chức cuộc họp và hội nghị trực tuyến mà không tích hợp nhiều tính năng như Teams. Tuy nhiên, Zoom vẫn sở hữu các tính năng quan trọng như thiết lập bảng trắng, ghi âm và livestream nhưng không thể so sánh với sự đa dạng của Microsoft Teams.
Cả Microsoft Teams và Zoom đều được đánh giá cao về giao diện người dùng. Tuy nhiên, Microsoft Teams được đánh giá cao hơn vì giao diện của nền tảng này được thiết kế đẹp mắt, tối giản và có sự hòa hợp giữa hình khối và nội dung.
Đặc biệt, người dùng đã quen thuộc với các ứng dụng trong Office sẽ thấy sử dụng Teams để tổ chức cuộc họp trực tuyến dễ dàng hơn. Chính vì vậy, người dùng sẽ tiết kiệm được thời gian học cách sử dụng ứng dụng mới từ đầu.
So sánh Microsoft Teams và Zoom về cấu hình tổ chức phòng họp, hai nền tảng này được đánh giá là tương đương nhau. Zoom và Teams đều cung cấp cho người dùng nhiều tính năng đặc biệt như quản lý thiết bị truy cập, cải thiện trải nghiệm trên thiết bị cảm ứng và hỗ trợ sử dụng màn hình kép.
Để tổ chức cuộc họp, bạn chỉ cần mời người tham dự bằng cách thêm địa chỉ email, chia sẻ liên kết cuộc họp hoặc cung cấp ID cuộc họp.
Microsoft Teams được đánh giá là có khả năng tích hợp các ứng dụng khác tốt hơn Zoom. Người sử dụng có thể gửi lời mời tham dự qua Outlook, chia sẻ màn hình trên nhiều ứng dụng khác như Word, Excel hay PowerPoint.
Hơn nữa, mọi dữ liệu trên Teams cũng được đồng bộ hóa trên OneDrive.
Với Zoom, người dùng cũng có thể thực hiện các thao tác tương tự nhưng không liền mạch và có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ ứng dụng thứ ba.
Xem thêm: 3 cách kết hợp các công cụ trong Microsoft Teams nhằm tăng khả năng tương tác và hiệu suất làm việc
Khi so sánh Microsoft Teams và Zoom về độ bảo mật, Teams sẽ là sự lựa chọn tối ưu. MS Teams tích hợp khả năng xác thực đa lớp để xác minh danh tính của người dùng. Hơn nữa, bạn có thể quản lý thiết bị hoặc ứng dụng làm việc dễ dàng; lọc và phân loại dữ liệu hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công từ virus và mã độc.
Với Teams bản miễn phí, người sử dụng có quyền truy cập vào các tính năng quan trọng nhưng vẫn bị giới hạn với sự hỗ trợ bảo mật cơ bản. Tuy nhiên, bạn sẽ không được truy cập vào công cụ quản trị và nhận hỗ trợ 24/7 của Microsoft.
Phiên bản miễn phí của Zoom có giới hạn về thời gian sử dụng nhưng cũng cung cấp các tính năng quan trọng. Cuộc họp trực tuyến của Zoom cho phép tới 100 người tham gia, hỗ trợ cộng tác nhóm và bảo mật tốt. Điều này giúp Zoom trở thành lựa chọn ưu tiên cho các cuộc họp nhỏ.
Zoom tập trung vào một số tính năng cốt lõi. Vì vậy, giao diện và trải nghiệm người dùng tại nền tảng này được đánh giá vượt trội hơn so với MS Teams. Khi sử dụng Zoom, người dùng có thể nắm bắt hầu hết các tính năng mà không cần qua đào tạo hoặc sự hỗ trợ từ đội ngũ IT.
Trong khi đó, Microsoft Teams có nhiều tính năng hơn, nhưng điều này cũng gây khó khăn cho người dùng. Đôi khi, bạn cần sử dụng các ứng dụng tích hợp trong bộ Office 365 để tận dụng hết tiềm năng của Teams.
Microsoft Teams có nhiều tính năng hơn so với Zoom và tích hợp đầy đủ các chức năng liên quan đến cộng tác và quản lý công việc. Điều này cho phép Teams cung cấp giá trị lớn và khả năng sử dụng đa dạng hơn so với Zoom. Tuy nhiên, do có quá nhiều tính năng nên giao diện của Teams phức tạp hơn đối với người dùng chỉ cần các tính năng cơ bản.
Sau khi đã so sánh Zoom và Microsoft Teams qua các yếu tố cụ thể, người dùng có thể tham khảo gợi ý của chúng tôi để lựa chọn được nền tảng phù hợp:
Dựa vào so sánh Microsoft Teams và Zoom trên đây, người dùng hoặc doanh nghiệp đã có thể tìm ra giải pháp phù hợp với nhu cầu.
Hiện nay, các doanh nghiệp có thể dễ dàng sở hữu Microsoft Teams bản quyền, đầy đủ tính năng chỉ với gói Microsoft 365 for Business. Đây là gói dịch vụ tích hợp các công cụ hỗ trợ làm việc hiện đại như trọn bộ Office 365, Planner hay SharePoint.
Tham khảo thêm thông tin về dịch vụ, quý doanh nghiệp có thể liên hệ với FPT Smart Cloud qua: