Để chống lại các phần mềm xấu độc hại, ngay từ sớm doanh nghiệp cần hiểu rõ về khái niệm, phân loại cũng như cách chúng vận hành. Có như vậy, tổ chức mới sớm triển khai kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn các cuộc tấn công, giúp bảo vệ an toàn dữ liệu kinh doanh.
Có rất nhiều phần mềm xấu được sử dụng để gây nên các cuộc tấn công mạng. Nó gây ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp khi nỗi lo về việc bị đánh cắp dữ liệu khách liệu ngày càng cao. Đó là lý do tại sao nhà quản trị cần trang bị cho mình những kiến thức chuyên sâu về các phần mềm độc hại. Có như vậy, đơn vị mới có thể chủ động ngăn chặn sự tấn công mạng bằng các giải pháp hữu hiệu.
Mục lục
Ngay từ sớm, doanh nghiệp cần trang bị cho toàn thể nhân viên trong tổ chức các kiến thức cơ bản về phần mềm xấu. Dưới đây, FPT Smart Cloud sẽ chia sẻ một số thông tin có thể doanh nghiệp đang cần.
Phần mềm xấu bao gồm các ứng dụng, mã độc làm hỏng hoặc gián đoạn việc sử dụng các thiết bị đầu cuối. Khi một thiết bị bị nhiễm phần mềm độc hại, doanh nghiệp có thể đối mặt với nguy cơ bị truy cập trái phép, dữ liệu bị đánh cắp hoặc bị xóa vĩnh viễn…
Các tội phạm an ninh mạng sẽ phát tán phần mềm xấu với động cơ chính là tiền. Chúng thường khởi động các cuộc tấn công để lấy thông tin xác thực ngân hàng, thu thập thông tin người dùng, đánh cắp dữ liệu công ty và đòi tiền chuộc…
Các phần mềm xấu này vận hành bằng cách sử dụng thủ đoạn ngăn cản việc sử dụng của thiết bị. Trước tiên, kẻ xấu sẽ tìm cách có được quyền truy cập vào thiết bị của bạn thông qua một số kỹ thuật như:
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công an ninh mạng bằng phần mềm xấu. Các cuộc tấn công có nhiều hình thức và hoạt động khác nhau tùy thuộc vào mục đích.
Khi truy cập vào trình duyệt, nếu hiển thị các quảng cáo về tính bảo mật thì khả năng lớn máy tính đã bị nhiễm phần mềm độc hại. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau để phán đoán xem hệ thống thiết bị tổ chức có bị nhiễm phần mềm xấu:
Có rất nhiều phần mềm độc hại được các hacker sử dụng để xâm nhập trái phép vào hệ thống của doanh nghiệp. Dưới đây là một số phần mềm phổ biến mà tổ chức cần quan tâm tới:
Ngoài ra, còn rất nhiều phần mềm xấu khác được sử dụng để tấn công hệ thống của tổ chức. Trong đó, có thể kể tới như Phần mềm quảng cáo, Phần mềm gián điệp, Phần mềm tống tiền, Rootkit, Botnet…
Ngày nay, bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào cũng đều có thể trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng. Kẻ xấu ngày càng tinh vi với nhiều chiêu trò, có thể dễ dàng xâm nhập hệ thống bảo mật tổ chức mà không tốn quá nhiều thời gian.
Câu hỏi được nhiều doanh nghiệp đặt ra lúc này là làm sao để ngăn chặn sự tấn công này? Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số giải pháp hữu ích được nhiều đơn vị khác đã áp dụng:
Đây là phương thức ngăn chặn và bảo vệ tốt nhất mà nhiều người dùng hiện nay đang áp dụng. Doanh nghiệp có thể sử dụng Microsoft Endpoint Manager để chặn hoặc phát hiện các cuộc tấn công từ phần mềm xấu.
Khi sử dụng, chương trình này sẽ quét mọi tệp và các liên kết ngoài. Nếu phát hiện đó là tệp độc hại, Microsoft Endpoint Manager sẽ cảnh báo và đề xuất bạn không mở dữ liệu đó. Chương trình này cũng có thể loại bỏ các phần mềm xấu ra khỏi thiết bị đã bị nhiễm trước đó.
Xem thêm: Quản lý thiết bị đầu cuối với Microsoft Endpoint Manager
Có nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng bộ công cụ Microsoft Defender Office 365 để góp phần ngăn chặn các cuộc tấn công từ phần mềm xấu. Microsoft 365 Defender cung cấp chức năng phát hiện và phản hồi thông tin để loại bỏ các mối đe dọa tấn công từ phần mềm xấu.
Để hiểu rõ hơn về giải pháp này, doanh nghiệp có thể tham khảo bài chia sẻ: Microsoft Defender for Office 365 – Bộ giải pháp bảo mật doanh nghiệp hợp nhất
Khi di chuyển sang sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây, doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng sao lưu dữ liệu để bảo vệ an toàn hơn. Đây là giải pháp hữu hiệu được nhiều cá nhân, doanh nghiệp hiện nay áp dụng.
Ngoài việc hỗ trợ lưu trữ, sắp xếp và tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả hơn. Giải pháp này còn đảm bảo doanh nghiệp có thể phục hồi dữ liệu ngay lập tức và toàn diện. Nhờ đó, các thông tin của tổ chức sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất, giúp hạn chế hậu quả xấu có thể xảy ra trong mọi trường hợp.
Sự thiếu hiểu biết của nhân viên chính là lỗ hổng mà nhiều hacker sử dụng để xâm nhập và tấn công hệ thống nội bộ tổ chức. Do đó, nhà quản trị phải luôn cập nhật kiến thức cho nhân sự của mình cách phát hiện và ngăn chặn dấu hiệu lừa đảo thông qua chương trình đào tạo.
Thông qua các buổi hướng dẫn này, nhân viên cũng có thể biết được cách sử dụng thiết bị cá nhân của mình sao cho an toàn hơn. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể giảm đáng kể nguy cơ kẻ xấu có thể tấn công trên mạng hiệu quả.
Quản trị rủi ro là một trong những điều bắt buộc mà bất kỳ doanh nghiệp hay quản trị viên này cũng cần quan tâm tới. Việc lập kế hoạch khẩn cấp về cách ứng phó sự cố bao gồm những việc cần làm nếu bị phần mềm xấu tấn công.
Khi đó, nếu vấn đề xảy ra, nhân sự có thể dựa vào kịch bản trên để triển khai, nhanh chóng giải quyết hậu quả. Nhờ đó, tổ chức có thể quay lại hoạt động bình thường, dữ liệu khách hàng, đối tác cũng được bảo vệ an toàn nhất.
Với những thông tin chi tiết trên đây, hy vọng rằng doanh nghiệp đã trang bị cho mình nhiều kiến thức bổ ích về phần mềm xấu. Azure hay Microsoft Itune… đều là những giải pháp bảo mật hiệu quả được tích hợp trong Microsoft 365 Business. Do vậy, biện pháp hữu hiệu mà các doanh nghiệp có thể áp dụng chính là cài đặt và sử dụng hệ sinh thoái Microsoft 365.
Để ngăn chặn các cuộc tấn công an ninh mạng và hạn chế thấp nhất thiệt hại do nó gây ra, doanh nghiệp cần sớm sử dụng các giải pháp bảo mật. Để được tư vấn kỹ hơn về nội dung này, tổ chức có thể liên hệ với chuyên gia FPT Smart Cloud tại: