Lừa đảo qua mạng đang ngày càng trở thành mối đe dọa nguy hiểm đối với tất cả mọi người, đặc biệt là nhân sự làm việc tại các doanh nghiệp. Người dùng cần chủ động phòng tránh để bảo vệ dữ liệu của mình, đặc biệt trong môi trường doanh nghiệp.
Bất kỳ ai sử dụng Internet đều có thể là mục tiêu của các hình thức lừa đảo qua mạng tinh vi, từ người dùng cá nhân đến doanh nghiệp lớn. Bởi vậy, để bảo vệ dữ liệu quan trọng, người dùng cần trang bị các giải pháp bảo mật mạnh mẽ, đồng thời chủ động tìm hiểu để nắm rõ các dấu hiệu lừa đảo phổ biến trên mạng.
Mục lục
Lừa đảo qua mạng là một hành vi gian lận mà các đối tượng thực hiện bằng cách đưa ra các thông tin giả mạo, nhằm làm cho người khác tin rằng thông tin đó là chính xác và đáng tin cậy. Mục tiêu cuối cùng của hành động này là để lừa đảo người khác, đặc biệt là về mặt tài chính.
Các phương thức lừa đảo rất đa dạng, từ việc hack tài khoản mạng xã hội, giả mạo tin nhắn để vay mượn tiền đến việc gửi các đường link chứa mã độc hay các tệp đính kèm chứa virus…
Nguy cơ lừa đảo tinh vi qua mạng đe dọa nhiều khía cạnh trong môi trường doanh nghiệp, ảnh hưởng rõ rệt đến cả doanh nghiệp và người lao động. Nguy cơ cao doanh nghiệp bị mất dữ liệu tối mật, tổn hại tài chính. Doanh nghiệp còn phải đối mặt với mất mát dữ liệu khách hàng, nhà cung cấp, gây hậu quả nghiêm trọng cho mối quan hệ kinh doanh.
Ngoài ra, tài khoản nhân viên cũng đứng trước nguy cơ bị chiếm đoạt, mất quyền kiểm soát khi bị lừa đảo qua mạng. Những cuộc tấn công mạng có thể ảnh hưởng đến năng suất và hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp khi phải dành thêm thời gian và nguồn lực để khắc phục hậu quả cũng như củng cố hệ thống an ninh.
Vấn nạn lừa đảo qua mạng ngày càng trở nên phức tạp, tinh vi và đa dạng. Dưới đây là 6 hình thức lừa đảo phổ biến qua mạng mà cả doanh nghiệp và người lao động đều cần biết tới.
Lừa đảo qua email là phương thức phổ biến của các đối tượng lừa đảo qua mạng, thường sử dụng kỹ thuật kết nối giả mạo để làm cho người nhận tin tưởng và chia sẻ thông tin cá nhân. Kỹ thuật này có thể bao gồm việc giả mạo địa chỉ IP hoặc các yếu tố nhận dạng khác như tên thương hiệu, địa chỉ… để người dùng tin rằng đó là thông tin hợp lệ.
Kẻ tấn công thường giả mạo làm các đối tác của các thương hiệu lớn như Microsoft hay Google để làm tăng độ tin cậy và khó nhận biết.
Phần mềm xấu được giả mạo và đính kèm vào email dưới hình thức văn bản tin cậy như sơ yếu lý lịch hoặc sao kê ngân hàng. Khi người nhận mở tệp đính kèm thì sẽ rơi vào bẫy, có thể dẫn đến việc tê liệt toàn bộ hệ thống thông tin, dữ liệu, kể cả phần cứng lẫn phần mềm.
Các tấn công này thường tập trung nhắm tới mục tiêu các nhân viên văn phòng. Bởi đây là đầu mối quan trọng để tấn công nhanh nhất vào dữ liệu của các công ty, tổ chức.
Đối với hình thức này, kẻ lừa đảo qua mạng thường tấn công người dùng để ăn cắp thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu, và chi tiết thẻ tín dụng thông qua email hoặc tin nhắn nhanh, mô phỏng giao dịch điện tử từ các nguồn đáng tin cậy như các trang web xã hội phổ biến, trung tâm thanh toán trực tuyến, hoặc quản trị mạng. Trong trường hợp này, mặc dù URL của trang web ngân hàng có vẻ chính xác, nhưng thực tế lại liên kết đến trang web giả mạo của kẻ tấn công.
>>> Xem thêm: Exchange Online Protection là gì? Cách thức hoạt động của EOP
Kỹ thuật giăng lưới là một hình thức lừa đảo phổ biến qua mạng.. Những kẻ tấn công này đầu tư nhiều thời gian vào nghiên cứu, tìm hiểu hành vi, thói quen, nắm rõ các sơ hở dữ liệu của đối tượng để lừa đảo, ăn cắp thông tin quan trọng.
Khi thực hiện kỹ thuật giăng lưới, kẻ tấn công thường tạo ra các trang web, email hoặc thông điệp giả mạo để đánh lừa người dùng và lấy cắp thông tin cá nhân hoặc thông tin đăng nhập. Các đối tượng mục tiêu thường là giám đốc điều hành doanh nghiệp bởi đây là những người dùng quản trị tài khoản quan trọng của công ty, kẻ tấn công sẽ dễ dàng đánh cắp được các dữ liệu bảo mật để tống tiền doanh nghiệp.
Đây là hình thức lừa đảo qua tin nhắn giả mạo SMS, thường dưới danh tính các doanh nghiệp đáng tin cậy như Amazon hay FedEx.
Rất nhiều người đã mắc bẫy vì hình thức lừa đảo qua mạng này do tin nhắn có dạng thuần văn bản và mang tính cá nhân hóa rất cao. Đó có thể là những tin nhắn tuyển dụng lừa đảo, hoặc tin nhắn báo quà tặng miễn phí…
Trong các cuộc gọi điện lừa đảo, kẻ tấn công tìm cách lừa người nghe bằng cách mạo danh các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đó, người nghe bị đánh vào tâm lý nên sẽ cung cấp các thông tin cá nhân, làm theo các bước hướng dẫn tinh vi của kẻ lừa đảo.
Hậu quả của các cuộc lừa đảo qua điện thoại là người nghe thực hiện các hành động theo hướng dẫn, gây thất thoát dữ liệu cá nhân, thậm chí bị đe dọa tống tiền.
Ngày càng nhiều nhân viên văn phòng trở thành đối tượng dễ bị lừa đảo qua mạng bởi chiến thuật lừa đảo ngày càng tinh vi. Hơn nữa, khi lừa đảo được đối tượng này, kẻ tấn công sẽ có được dữ liệu của doanh nghiệp – nơi nhân viên đó làm việc. Đó là con đường dễ nhất, nhanh nhất để thực hiện tống tiền doanh nghiệp.
Email lừa đảo qua mạng thường trông rất an toàn và đơn giản, làm cho người nhận dễ tin và chia sẻ thông tin cá nhân. Ngoài ra, hình thức giao tiếp của những kẻ lừa đảo rất xảo quyệt, đánh trúng tâm lý người nghe. Thậm chí những người cảnh giác nhất cũng có thể rơi vào bẫy, đặc biệt khi những thư lừa đảo được mạo danh dưới danh tính các tổ chức đáng tin cậy như Microsoft hay Google.
Các hành vi lừa đảo qua mạng thường sử dụng nhiều chiêu thức kêu gọi người nhận hành động ngay lập tức. Chẳng hạn như tải phần mềm để tuyển dụng gấp, xác nhận thông tin để đăng nhập gấp… Đa phần các email lừa đảo rất khó phát hiện nếu hệ thống máy tính của người dùng không dùng biện pháp an ninh mạng mạnh mẽ.
Đặc biệt, nhân viên văn phòng là đối tượng tiếp nhận rất nhiều luồng thông tin khác nhau qua mạng, từ thông tin chính thống cho tới các thông tin chưa kiểm duyệt. Bởi vậy, nhân viên văn phòng rất hay bị thao túng tâm lý, dễ hành động trước khi suy nghĩ kỹ.
Kẻ tấn công qua mạng thường dành thời gian để xây dựng lòng tin và tạo cảm giác khẩn cấp, đánh vào cảm xúc của người nhận để đạt được mục tiêu.
>>> Xem thêm: 8 cách khắc phục lỗi Outlook không nhận được Mail
Để tự bảo vệ mình trước các hình thức lừa đảo trên mạng, người dùng cần chủ động phòng tránh bằng các giải pháp dưới đây.
Tìm hiểu, học cách nhận diện các trường hợp lừa đảo trên mạng sẽ giúp người dùng phòng tránh bị đánh cắp dữ liệu, tài chính. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết hành vi lừa đảo tinh vi qua mạng:
Bảo mật quyền truy cập dữ liệu là một giải pháp hiệu quả để phòng tránh lừa đảo qua mạng.
Kích hoạt MFA đồng nghĩa với việc mỗi lần đăng nhập đều yêu cầu người dùng xác thực thông qua ít nhất hai phương tiện khác nhau, như mật khẩu và mã xác minh di động. Điều này sẽ đảm bảo độ an toàn của quá trình đăng nhập, ngay cả khi mật khẩu bị lộ.
MFA tạo thêm lớp bảo vệ và làm tăng độ khó cho hành vi lừa đảo qua mạng. Mặc dù kẻ tấn công có thể biết được mật khẩu, nhưng việc cần có thiết bị xác minh bổ sung sẽ giúp người dùng bảo vệ tài khoản của mình.
Microsoft cũng cung cấp giải pháp MFA như Microsoft Entra ID nhằm tăng cường bảo mật bằng cách đảm bảo người dùng phải xác minh danh tính thông qua nhiều phương tiện xác thực khác nhau.
Người dùng nên sử dụng mật khẩu mạnh cho các tài khoản của mình. Mật khẩu nên bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Mật khẩu phải đủ dài để làm cho quá trình tìm kiếm mật khẩu bằng xác suất thử trở nên khó khăn.
Ngoài ra, thói quen thay đổi mật khẩu thường xuyên cũng sẽ giúp người dùng tăng khả năng ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào liên quan đến việc sử dụng mật khẩu cũ.
Người dùng cũng cần tránh sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản. Nếu một tài khoản bị xâm phạm, sự đa dạng trong mật khẩu giúp ngăn chặn tình trạng này lan rộng sang các tài khoản khác.
Đây là một giải pháp rất hữu hiệu giúp người dùng phòng tránh các hành vi lừa đảo qua mạng. Cập nhật hệ thống đều đặn giúp người dùng nhận được các bản vá lỗ hổng bảo mật mới nhất. Khi những lỗ hổng này được bảo mật thì sẽ giảm khả năng kẻ tấn công sử dụng chúng để xâm nhập vào hệ thống.
Hơn nữa, cập nhật hệ thống cũng giữ cho các ứng dụng và thiết bị hoạt động ổn định hơn. Đó là cơ sở để ngăn chặn tình trạng sử dụng các phần mềm lỗi thời, có thể dẫn đến các rủi ro về bảo mật.
Để bảo vệ các ứng dụng và thiết bị, người dùng nên dùng phần mềm diệt virus và chống malware. Đây là các phần mềm có khả năng phát hiện và loại bỏ các mã độc trước khi chúng có thể gây hại cho hệ thống. Phần mềm bảo mật cũng cung cấp các tính năng bảo vệ dữ liệu như mã hóa, giúp ngăn chặn truy cập trái phép và bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng rơi vào tay kẻ tấn công.
Những bài viết liên quan:
Trong thế giới số hóa, việc bảo vệ doanh nghiệp trước những chiêu trò lừa đảo qua mạng không chỉ là nhiệm vụ khó khăn mà còn là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh việc chủ động và sáng suốt nhận biết thông tin, người dùng cần trang bị các nền tảng có tính năng bảo mật mạnh mẽ để chống lại các mối đe dọa tấn công mạng.
Microsoft 365 Business là một gói dịch vụ đáng đầu tư cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo tính bảo mật, vừa mang tới sự linh hoạt và hiệu suất trong vận hành doanh nghiệp. Với khả năng ngăn chặn các mối đe dọa qua mạng và hệ thống quản lý bảo mật hiện đại, Microsoft 365 Business sẽ là giải pháp đồng hành đáng tin cậy cho mọi doanh nghiệp.
Liên hệ với FPT Cloud ngay hôm nay để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết hơn về các dịch vụ hiện đại và bảo mật nhé!