Data Visualization được hiểu là việc trực quan hóa mọi dữ liệu thành các hình ảnh, bảng biểu. Thông qua đó, người dùng có thể dễ dàng hiểu và phân tích thông tin, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp hơn trong tương lai.
Hiện nay, Data Visualization được ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực để giúp cho người dùng dễ dàng theo dõi và phân tích dữ liệu. Việc làm này còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình làm việc và thúc đẩy doanh số. Để biết thêm thông tin về trực quan hóa dữ liệu, người dùng hãy theo dõi bài viết dưới đây của FPT Smart Cloud.
Mục lục
Data Visualization là một công cụ dùng để trực quan hóa dữ liệu dưới dạng biểu đồ, đồ thị… Thông qua ứng dụng này, người dùng có thể theo dõi, kiểm tra thông tin, dữ liệu một cách dễ dàng, trực quan nhất và có thể dễ dàng truyền tải cho người khác hiểu.
Việc sử dụng công cụ này còn giúp người dùng hiểu rõ hơn hành vi, sở thích của khách hàng và phân tích doanh nghiệp dưới cái nhìn tổng quan nhất. Qua đó, các thành viên và cấp lãnh đạo có thể xác định được những chiến lược dài hạn và ngắn hạn phù hợp nhất cho công ty.
Các doanh nghiệp, tổ chức nên sử dụng Data Visualization bởi công cụ này sẽ mang lại những lợi ích như sau:
Một trong những lý do khiến các doanh nghiệp không thể đạt được kết quả kinh doanh như kỳ vọng đó là không biết cách sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có. Thông thường, công ty chỉ dùng dữ liệu này trong giai đoạn bán hàng và chăm sóc sau bán. Tuy nhiên, những thông tin này sẵn có còn giúp ích cho doanh nghiệp nhiều hơn thế.
Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn tài nguyên này kết hợp với Data Visualization để nghiên cứu, phân tích insight khách hàng. Qua đó, công ty có thể đưa ra phương án và kế hoạch phát triển sản phẩm, Marketing và bán hàng tối ưu nhất và đạt doanh thu như kỳ vọng.
Data Visualization cho phép người dùng có thể truy cập và làm việc trên nhiều thiết bị khác nhau. Ngay cả khi sử dụng máy tính có địa chỉ IP khác trong lúc đi công tác, du lịch, làm việc tại nhà, người dùng vẫn có thể đăng nhập vào ứng dụng thông qua một vài yếu tố xác thực.
Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra được môi trường làm việc linh hoạt cho các thành viên và quá trình làm việc cũng đạt hiệu quả cao hơn.
Nếu bị rò rỉ dữ liệu nội bộ, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều hậu quả nghiêm trọng và khó lường. Tuy nhiên, khi sử dụng Data Visualization, công ty không cần phải lo lắng việc thông tin của mình sẽ bị kẻ xấu đánh cắp bởi công cụ này có khả năng bảo mật cao và an toàn.
Một trong những lý do nữa mà doanh nghiệp nên sử dụng Data Visualization đó là khả năng tự động hóa công việc. Với công cụ này, người dùng có thể dễ dàng sử dụng kết hợp Power BI với Word, Excel, PowerPoint, Teams, Outlook, OneDrive… để thống kê và sắp xếp dữ liệu nhanh chóng.
Não bộ thường tiếp nhập và xử lý nhanh hơn các nguồn thông tin có hình ảnh, bảng biểu trực quan so với những nguồn dữ liệu dày đặc với toàn chữ và số. Cụ thể, não bộ của người có thể thu thập thông tin của hình ảnh trong 13 mili giây.
Do đó, việc sử dụng Data Visualization để đơn giản hóa dữ liệu chữ số thành hình ảnh, bảng biểu sẽ giúp người dùng tiếp nhận dữ liệu nhanh hơn.
Từ việc tiếp nhận dữ liệu nhanh của não bộ, quá trình đưa ra quyết định của người cũng được rút ngắn. Ngoài ra, theo Wharton School of Business, Data Visualization giúp tăng khả năng hành động và tăng lợi nhuận lên đến 21%.
Việc trực quan hóa dữ liệu sẽ giúp các doanh nghiệp doanh số bán hàng đang đi lên hay đi xuống và liệu rằng chiến lược kinh doanh hiện tại có đang hiệu quả hay không. Điều này góp phần giúp cho công ty đưa ra được những phương án và kế hoạch phù hợp hơn trong thời gian sắp tới để thúc đẩy doanh thu.
Công cụ trực quan hóa dữ liệu được ứng dụng đa dạng trong đa dạng các ngành nghề. Dưới đây là một số lĩnh vực thường xuyên dùng ứng dụng này:
Khi thực hiện các chiến dịch Sales và Marketing, các nhóm tiếp thị thường phải chú trọng đến nguồn lưu lượng truy cập web và cách các thuộc tính web tạo ra doanh thu.
Việc trực quan hóa dữ liệu từ các nguồn này sẽ giúp cho người dùng dễ dàng xem các nỗ lực tiếp thị ảnh hưởng như thế nào đến xu hướng lưu lượng truy cập theo thời gian.
Ở khía cạnh chính trị, trực quan hóa dữ liệu thường được dùng trong các hoạt động bỏ phiếu. Trong đó, dạng Data Visualization được sử dụng chính là bản đồ địa lý hiển thị đảng mà mỗi tiểu bang hoặc quận đã bỏ phiếu.
Để trực quan hóa dữ liệu sức khỏe quan trọng, các chuyên gia thường sử dụng bản đồ Choropleth. Trong bản đồ này, mỗi khu vực hoặc khu vực địa lý được phân chia sẽ có một màu nhất định, gán với một biến số riêng như tỷ lệ tử vong của một căn bệnh nào đó.
Điều này sẽ giúp các chuyên gia y tế xác định được giữa các vùng lãnh thổ thì tỷ lệ tử vong sẽ thay đổi như thế nào, qua đó đưa ra nhận định rằng liệu vấn đề này có liên quan đến thời tiết, khí hậu, chủng tộc…
Trong lĩnh vực khoa học, việc trực quan hóa dữ liệu còn được gọi là SciVis. Bằng cách sử dụng Data Visualization, các nhà nghiên cứu và khoa học sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về dữ liệu mà mình đang thử nghiệm.
Trực quan hóa dữ liệu dưới dạng biểu đồ nến thường được các chuyên gia tài chính áp dụng. Thông qua đó, họ có thể phân tích biến động giá theo thời gian, hiển thị thông tin quan trọng như chứng khoán, công cụ phái sinh, tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa, từ đó đưa ra những nhận định về xu hướng trong thời gian tới.
Các công cụ trực quan hóa dữ liệu còn được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực Logistics. Các công ty vận chuyển thường dùng tiện ích này để xác định các tuyến đường chuyển hàng toàn cầu tốt nhất.
Để có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng, có rất nhiều dạng truyền tải thông tin khác nhau đã ra đời. Dưới đây là một số dạng trực quan hóa dữ liệu phổ biến nhất mà người dùng có thể tham khảo:
Để thu hút được nhiều người xem, các marketer nên tham khảo ngay 6 bí quyết trực quan hóa dữ liệu dưới đây:
Trước khi tiến hành trực quan hóa các dữ liệu mình đang có, marketer cần phải xác định được mình làm việc này để làm gì, với lý do ra sao.
Bên cạnh đó, người dùng cần xem đối tượng mà mình hướng tới là ai để có thể bổ sung và trình bày số liệu cho khoa học. Các marketer có thể đưa vào đó các dẫn chứng minh họa để giúp cho bài báo cáo của mình có tính thuyết phục hơn.
Chọn hình ảnh phù hợp là điều mà các marketer cần đặc biệt lưu ý khi Data Visualization. Tùy vào nội dung, số lượng, loại thông tin mà người dùng cần chọn hình ảnh trực quan hóa sao cho phù hợp. Marketer cũng đừng quên tạo sự nhất quán giữa các hình ảnh để người xem dễ hiểu hơn.
Ngữ cảnh có vai trò cung cấp ý nghĩa của các dữ liệu cũng như tăng tính chân thực và thuyết phục cho bài báo cáo. Do đó, marketer đừng quên chèn ngữ cảnh vào từng hình ảnh.
Người dùng có thể thêm chú giải cho đồ thị, gán nhãn trục hoặc đánh dấu những điểm quan trọng bằng các chú thích.
Chỉ sử dụng một màu, font chữ sẽ giúp cho bài báo cáo của người dùng trở nên liền mạch và có sự đồng nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, điều này có thể gây sự nhàm chán cho người xem. Do đó, người dùng có thể dùng nhiều gam màu đối lập cho bài của mình, đặc biệt là ở những phần so sánh, muốn thể hiện sự đối lập.
Ngoài ra, các marketer có thể kết hợp màu sắc và font đậm cho những phần nội dung quan trọng. Tuy vậy, người dùng chỉ nên sử dụng tối đa 3 màu và font chữ trong một bài để tránh gây rối mắt cho người xem.
Các marketer cần lưu ý rằng việc Data Visualization là giúp cho người xem dễ theo dõi, đánh giá dữ liệu hơn. Chính vì vậy, người dùng không cần quá chú trọng đến việc tạo sự khác biệt bằng cách cố làm điều gì đó cho các hình ảnh, bảng biểu.
Khi trực quan hóa dữ liệu, marketer cần phải đảm bảo được yếu tố chính xác. Người dùng cần sàng lọc thông tin thật kỹ và sử dụng các hình ảnh, bảng biểu hợp lý, tuyệt đối không bóp méo dữ liệu theo quan điểm cá nhân.
Power BI là một trong những công cụ dùng để trực quan hóa dữ liệu được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất hiện nay. Nguyên nhân là bởi ứng dụng này do Microsoft phát hành và phát triển chính nên có sự an toàn và tính bảo mật cao. Bên cạnh đó, công cụ này còn sở hữu những ưu điểm như sau:
Power BI có thể trực quan hóa dữ liệu trên nhiều nguồn khác nhau như Excel, file dữ liệu phẳng, điện toán đám mây, cơ sở thông tin MySQL, SQL Server, Access…
Xem thêm: “Giải ngố” về SQL Server – Hệ quản trị cơ sở dữ liệu tốt nhất
Người dùng cũng có thể dùng ứng dụng này với các nguồn dữ liệu đặc biệt như SharePoint, PDF hoặc dữ liệu web, ERP và SAP. Nhìn chung, khi dùng Power BI, người dùng có thể làm việc với bất kỳ nguồn dữ liệu một cách linh hoạt và nhanh chóng.
Tính năng xuất hiện khi người dùng trực quan hóa dữ liệu với Excel trên Power BI. Với tiện ích này, trước khi người dùng chuyển hóa và phân tích, toàn bộ dữ liệu đầu vào sẽ được sàng lọc kỹ lưỡng và biến đổi theo nhiều hình thức khác nhau.
Đa phần dữ liệu hiện nay đều sẽ liên tục được cập nhật. Điều này khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chuyển đổi chúng thành một file nhất định.
Tuy nhiên, với Power BI, các mô hình dữ liệu sẽ được rút gọn nhất có thể, chỉ tồn tại trong một file duy nhất.
Xem thêm: Power BI và những điều cần biết – Phần 1
Khi sử dụng Power BI, người dùng có thể trực quan hóa dữ liệu bằng biểu đồ kết hợp với PowerPoint. Điều này giúp cho người dùng có thể theo dõi thông tin một cách trực quan nhất, phân tích đa chiều và phát hiện lỗ hổng chính xác.
Power BI còn hỗ trợ người dùng hàm biểu thức tính toán Excel DAX cực kỳ mạnh mẽ. Công cụ này sẽ giúp người dùng phân tích dữ liệu dựa trên con số trực quan.
Trên đây là toàn bộ thông tin về lợi ích và bí quyết dùng Data Visualization. Trong đó phải kể đến Power BI, một trong những công cụ trực quan hóa dữ liệu được dùng phổ biến hiện nay và nằm trong bộ giải pháp Microsoft 365 Business. Phần mềm này có khả năng kết nối dữ liệu với nhiều nguồn khác nhau cùng với đó là khả năng chuẩn hóa dữ liệu tốt. Điều này góp phần cho ra những kết quả có tính chính xác cao.
Nếu doanh nghiệp đang muốn ứng dụng công cụ này vào quy trình làm việc của mình một cách hiệu quả, hãy liên hệ cho FPT Smart Cloud qua thông tin sau: