Checkbox trong Excel có vai trò quan trọng, giúp người dùng tổ chức, quản lý công việc, nâng cao hiệu suất làm việc của mình. Cụ thể, với khả năng đánh dấu và bỏ đánh dấu, checkbox giúp người dùng kiểm soát và theo dõi tiến độ công việc một cách hiệu quả. Ngoài ra, người dùng còn có thể sử dụng checkbox để tạo danh sách công việc, theo dõi nhiệm vụ đã hoàn thành, hoặc lọc dữ liệu theo mục tiêu cụ thể.
Nếu người dùng đang cần tạo checkbox cho danh sách công việc trong Excel nhưng chưa biết cách thực hiện thì nội dung dưới đây của FPT Cloud sẽ hướng dẫn chi tiết. Tất cả các thao tác liên quan đến tạo mới, định dạng và chỉnh sửa checkbox trong Excel sẽ được hướng dẫn ngay trong nội dung sau!
Mục lục
Có 2 cách tạo checkbox trong Excel bằng thẻ Developer để tối ưu hóa quản lý công việc và theo dõi tiến độ một cách dễ dàng.
Bước 1: Đầu tiên, người dùng cần mở file Excel mà mình đang muốn tạo checkbox, sau đó click để chọn thẻ File.
Bước 2: Tại danh mục nằm bên tay trái màn hình, nhấn chọn Options như hình dưới.
Bước 3: Tại cột bên trái màn hình, người dùng nhấn để chọn Customize Ribbon. Sau đó tại mục Customize the Ribbon, click để chọn vào Main Tabs rồi tích vào ô Developer như các thao tác hướng dẫn ở hình dưới đây.
Bước 4: Cuối cùng, hãy bấm OK để hoàn tất các thao tác tạo checkbox trong Excel.
Bước 1: Trên thanh công cụ của file Excel mà người dùng muốn tạo checkbox, hãy nhấn chọn tab Developer ở vị trí như hình dưới đây. Sau đó nhấn chọn Insert, click chọn vào biểu tượng dấu tick.
Bước 2: Sau đó, người dùng nhấn chọn chuột trái vào ô mà mình muốn chèn checkbox.
Bước 3: Lúc này, hệ thống sẽ hiển thị tên mặc định của ô là Checkbox trong Excel. Để có thể thay đổi sang tên khác, người dùng nhấn chuột phải vào checkbox rồi chọn Edit Text.
>>> Xem thêm: Có nên update lên Windows 11 hay không? Windows 11 có gì mới?
Nếu muốn tạo ô checkbox hàng loạt một cách nhanh chóng, hãy thực hiện theo 2 cách tạo ô Checkbox trong Excel như hướng dẫn dưới đây.
Bước 1: Đầu tiên người dùng phải mở file Excel mà mình đang muốn tạo Checkbox hàng loạt lên.
Bước 2: Tại file Excel đó, người dùng mở tab Developer trên thanh công cụ, click chọn Insert, nhấn để chọn vào Checkbox (Form control).
Bước 3: Sau đó người dùng kéo chuột vào ô tương ứng để tạo dấu Check Box.
Bước 4: Tại ô Checkbox trong Excel, click vào chuột phải để mở các mục chọn rồi nhấn chọn Edit Text để xóa nội dung của checkbox.
Bước 5: Tiếp tục click vào ô chứa Checkbox để chọn rồi kéo cho đến vị trí người dùng đang muốn áp dụng cho danh sách trong file Excel hiện tại.
Kết quả cuối cùng sẽ giống như hình dưới đây:
Bước 1: Với cách này, đầu tiên người dùng cần bôi đen vị trí sẽ tạo ô Checkbox trên bảng tính. Sau đó mở tab Developer trên thanh công cụ lên, nhấn chọn Visual Basic.
Để mở hộp thoại Microsoft Visual Basic for Applications nhanh hơn, người dùng có thể nhấn tổ hợp phím Alt + F11.
Bước 2: Tiếp tục click vào menu Insert để mở các mục chọn, sau đó chọn Module.
Bước 3: Tiếp theo, người dùng hãy nhấn Copy đoạn mã code VBA sau đây:
Sub InsertCheckBoxes()
‘Update 20140506
Dim Rng As Range
Dim WorkRng As Range
Dim Ws As Worksheet
On Error Resume Next
xTitleId = “KutoolsforExcel”
Set WorkRng = Application.Selection
Set WorkRng = Application.InputBox(“Range”, xTitleId, WorkRng.Address, Type:=8)
Set Ws = Application.ActiveSheet
Application.ScreenUpdating = False
For Each Rng In WorkRng
With Ws.CheckBoxes.Add(Rng.Left, Rng.Top, Rng.Width, Rng.Height)
.Characters.Text = Rng.Value
End With
Next
WorkRng.ClearContents
WorkRng.Select
Application.ScreenUpdating = True
End Sub
Bước 4: Cuối cùng nhấn Paste vào hộp thoại Module1. Tiếp theo nhấn nút Run có biểu tượng như hình dưới để thực thi lệnh.
paste-doan-code-vao-module
Sau khi dán đoạn mã VBA thì nhấn Run để hệ thống thực thi lệnh
Bước 5: Tại hộp thoại KutoolsforExcel mới xuất hiện trên màn hình, người dùng nhấn OK để xác nhận.
Cuối cùng, kết quả nhận được sẽ như hình bên dưới đây:
Để có thể thực hiện thao tác chỉnh sửa vị trí, chỉnh sửa tên của checkbox trong Excel, hãy theo dõi nội dung dưới đây.
Trong quá trình thao tác trên Excel, nếu người dùng thực hiện các thao tác thay đổi kích thước checkbox trong Excel hoặc ẩn/xóa hàng hay cột thì đều sẽ ảnh hưởng đến vị trí Checkbox. Và để ngăn chặn tình trạng di chuyển checkbox xung quanh khi người dùng thay đổi kích thước/xóa ô thì hãy thực hiện các thao tác như sau:
Bước 1: Tại file Excel đang có checkbox, người dùng nhấp chuột trái vào vị trí có Checkbox rồi nhấn chọn Format Control.
Bước 2: Trong hộp thoại Format Control, người dùng nhấn chọn Properties. Sau đó nhấp vào Don’t move or size with cells.
Bước 3: Bấm OK như hình dưới để xác nhận thao tác.
Khi thêm checkbox trong Excel, hệ thống sẽ hiển thị tên mặc định của checkbox là check box 1, check box 2,… Để có thể chỉnh sửa nhãn tên của Checkbox sao cho phù hợp với nội dung và mục đích sử dụng, người dùng hãy nhấp chuột phải vào ô Checkbox rồi nhấn vào tùy chọn Edit Text.
>>> Xem thêm: Top 10 cách đưa tệp Word chuyển sang PDF nhanh nhất
Để có thể thay đổi kích thước của ô Checkbox trong Excel thì người dùng click chuột phải để chọn Format Control. Sau đó trên màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại như hình dưới. Tại tab Size, người dùng tiến hành điều chỉnh các thông số theo mục đích của mình rồi nhấn OK là được.
Thực tế trong Excel không có công thức trực tiếp nào được dùng cho việc đếm hoặc tính tổng các hộp Checkbox đã chọn. Để đếm checkbox trong Excel, hãy theo dõi nội dung dưới đây để được hướng dẫn chi tiết nhất.
Bước 1: Đầu tiên, người dùng hãy mở trang tính mà mình đang muốn đếm hoặc tính tổng các hộp kiểm đã chọn. Sau đó tiến hành click chuột phải vào một hộp kiểm và chọn Format Control.
Bước 2: Trong hộp thoại Format Object xuất hiện trên màn hình, nhấn chọn vào tab Control rồi sau đó nhấp tick vào Checked để chọn các ô trống liên quan đến hộp kiểm đã chọn và không thay đổi bất kỳ tùy chọn nào khác.
Bước 3: Bước tiếp theo, người dùng nhấp vào OK để đóng hộp thoại này. Trên màn hình trang tính lúc này sẽ có một ô hiển thị TRUE như hình dưới đây.
Bước 4: Sau đó, bạn cần làm lại những bước như đã được chỉ dẫn ở phía trên để kết nối các ô liên kết với từng hộp kiểm trong cột. Tốt nhất, người dùng nên kết nối mỗi ô với hộp kiểm tương ứng trong cùng hàng và kết quả sẽ hiển thị như hình dưới:
Bước 5: Sau khi đã hoàn tất thao tác đặt ô liên kết cho các hộp kiểm, để tính toán các hộp kiểm đã chọn, người dùng áp dụng công thức:
=COUNTIF(D2:D15, TRUE)
Trong đó D2: D15 là phạm vi ô liên kết mà người dùng đã đặt cho các hộp kiểm.
Bước 6: Cuối cùng, để đếm tổng các giá trị ô dựa trên hộp kiểm đã chọn, áp dụng công thức:
= SUMPRODUCT ((D2:D15 = TRUE) * C2:C15)
Trong đó D2:D15 là phạm vi ô liên kết mà người dùng đã đặt cho các hộp kiểm và C2:C15 là các ô mà người dùng muốn tính tổng.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến việc tạo và chỉnh sửa checkbox trong Excel. Vậy còn xóa checkbox thì cần làm như thế nào?
Để xóa từng checkbox, hãy click chọn vào ô checkbox đó và nhấn Delete trên bàn phím.
Để xóa nhiều ô Checkbox cùng lúc, hãy kéo chuột để chọn các ô checkbox mà mình muốn xóa rồi nhấn Delete trên bàn phím.
Bước 1: Đầu tiên, người dùng truy cập vào tab Home, nhấn chọn vào mục Editing rồi click vào Find & Select. Tại đây, hệ thống sẽ hiển thị các mục chọn như hình dưới, người dùng nhấn Go To Special…
Bước 2: Hộp thoại Go To Special xuất hiện trên màn hình, người dùng hãy nhấn tick chọn vào Object rồi nhấn OK.
Bước 3: Lúc này, hệ thống sẽ tiến hành chọn tất cả Checkbox trong trang tính. Cuối cùng, để xóa checkbox in Excel, người dùng chỉ cần nhấn phím Delete là xong.
Những bài viết liên quan:
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến các thao tác với checkbox trong Excel. Hy vọng những chia sẻ trên của FPT Cloud sẽ mang tới cho người dùng thêm thông tin hữu ích về thao tác với công cụ văn phòng phổ biến này.
Nếu doanh nghiệp muốn sử dụng các ứng dụng Office 365 hoặc Microsoft 365 for Business để phục vụ công việc cho tổ chức của mình, hãy liên hệ ngay với FPT Cloud để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp và tư vấn chuyên sâu nhất.