4 phương pháp tối ưu để bảo vệ dữ liệu Windows Server
19 May, 2023

4 phương pháp tối ưu để bảo vệ dữ liệu Windows Server

Dữ liệu có một vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp hoặc tổ chức. Do đó, việc bảo vệ dữ liệu luôn cần được đặt lên hàng đầu. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp tối ưu để bảo vệ dữ liệu lưu trữ trên Windows Server.

Windows Server là một nhánh trong các hệ điều hành của Microsoft được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất để lưu trữ các dữ liệu. Đây sẽ là một lựa chọn tối ưu cho việc lưu trữ thông tin một cách an toàn. Bài viết này sẽ mô tả 4 phương pháp để bảo vệ dữ liệu Windows Server sao cho tối ưu nhất.

Windows Server – Lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp 

Cấu trúc của Windows Server khá tương đồng với hệ điều hành Windows Desktop trên các máy tính cá nhân. Vì vậy chúng thường được chuyên dùng cho các dòng máy chủ server. 

Microsoft Server là lựa chọn lưu trữ dữ liệu tối ưu cho doanh nghiệp
Microsoft Server là lựa chọn lưu trữ dữ liệu tối ưu cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, Windows Server còn được hỗ trợ thêm các tính năng cao cấp giúp các doanh nghiệp hoặc tổ chức có thể quản lý cơ sở hạ tầng một cách tối ưu, đảm bảo an toàn, khả năng tin cậy và cung cấp môi trường cho các thiết bị máy chủ làm việc hiệu quả.

Chính vì vậy, trong thời đại công nghệ, hầu hết dữ liệu của các doanh nghiệp hoặc tổ chức đều được quản lý thông qua mạng và Microsoft Server là một trong những nền tảng hiệu quả được các doanh nghiệp hoặc tổ chức sử dụng.

Những hậu quả nghiêm trọng nếu không bảo vệ dữ liệu Windows Server 

Với những tính năng hữu dụng mà Windows Server mang lại thì nền tảng này được các doanh nghiệp tin cậy và lưu trữ hầu hết các dữ liệu quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh và phát triển.

Bảo vệ dữ liệu Windows Server là yếu tố quan trọng
Bảo vệ dữ liệu Windows Server là yếu tố quan trọng

Do đó, việc bảo vệ dữ liệu trên Windows Server luôn cần đặt lên hàng đầu. Vì nếu bị rò rỉ hay mất mát, doanh nghiệp, tổ chức sẽ gặp phải nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Thiệt hại về tài chính. 
  • Mất uy tín đối với khách hàng. 
  • Mất đi sự cạnh tranh với đối thủ.
  • Bị đánh cắp tài sản, thông tin mật.
  • Bị truy cập trái phép và sử dụng sai mục đích.

>>> Xem thêm: Windows 365 – Có thực sự đáng để sử dụng trong công việc?

4 phương pháp tối ưu bảo vệ dữ liệu Windows Server

Để phòng tránh được việc rò rỉ và mất mát, các doanh nghiệp hay các tổ chức nên tham khảo những phương pháp tối ưu để bảo vệ dữ liệu Windows Server.

Những phương pháp tối ưu để bảo vệ dữ liệu trên Windows Server
Những phương pháp tối ưu để bảo vệ dữ liệu trên Windows Server

Có 4 phương pháp tối ưu để bảo vệ dữ liệu Windows Server mà Microsoft khuyến nghị những quản trị viên nên thực hiện. Cụ thể 4 phương pháp bao gồm:

  • Theo dõi các thông báo và cập nhật bản sửa lỗi mới nhất.
  • Giám sát và quản lý hệ thống chuyên nghiệp.
  • Kiểm tra các phiên bản cũ và cập nhật phiên bản mới.
  • Sử dụng các dịch vụ bảo mật trên Cloud.

Theo dõi các thông báo cập nhật và sử dụng những bản sửa lỗi mới nhất

Microsoft luôn liên tục theo dõi và lắng nghe những góp ý của người dùng để tạo những bản sửa lỗi nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn mà người dùng gặp phải.

Phương pháp tối ưu bảo vệ dữ liệu cho doanh nghiệp và tổ chức trên Windows Server
Phương pháp tối ưu bảo vệ dữ liệu cho doanh nghiệp và tổ chức trên Windows Server

Đối với những bản cập nhật, bản vá lỗi được ra mắt sẽ luôn có những tính năng tối ưu hơn. Các vấn đề từ khách hàng sẽ được thu thập lại và nghiên cứu sửa lỗi, sau đó sẽ phát hành định kỳ vào mỗi thứ 3 của tuần thứ hai mỗi tháng.

Các bản vá lỗi này sẽ là phiên bản mới nhất để các hệ thống có thể hoạt động và đảm bảo công việc của người dùng được tối ưu.

Tuy nhiên, việc sử dụng bản cập nhật cũng có một chút bất tiện khi người dùng phải khởi động lại hệ thống. Như vậy cũng sẽ mất một khoảng thời gian ngắn để tạm dừng công việc. Để giải quyết vấn đề này, Hotpatch của Microsoft Azure cho phép người dùng có thể cập nhật phiên bản mới mà không cần khởi động lại.

Giám sát và quản lý chuyên nghiệp mà không mất thêm chi phí

Nhiều doanh nghiệp sử dụng Windows Server đã trở nên quen thuộc với bảng điều khiển và quản lý Microsoft Management Consoles (MMC) cũ của Windows Server. Hiện nay trung tâm quản trị Windows đã phát triển các công cụ quản lý tương tự như trình quản lý máy chủ MMC. Như vậy, có thể nói đây là giải pháp tối ưu để người dùng quản lý cơ sở hạ tầng với Windows Server.

Hệ thống giám sát và quản lý chuyên nghiệp từ Window Server
Hệ thống giám sát và quản lý chuyên nghiệp từ Window Server

Đối với cách quản lý MMC mới, người dùng có thể giám sát cục bộ các phần liên quan mà không cần phải phụ thuộc vào Cloud. Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng Azure thông qua tích hợp trực tiếp sẽ dễ dàng chuyển sang giao diện người dùng.

>>> Xem thêm: SQL Server – Những ưu điểm vượt trội của phiên bản 2019

Kiểm tra phiên bản cũ và cập nhật phiên bản mới

Hiện nay, các phiên bản của Windows Server đang hỗ trợ những doanh nghiệp ở nhiều ứng dụng khác nhau. Trong đó, doanh nghiệp sẽ nhận được hỗ trợ cho mỗi phiên bản trong vòng 10 năm (5 năm đối với hỗ trợ chính và 5 năm đối với hỗ trợ mở rộng) như các bản cập nhật bảo mật thường xuyên, theo chính sách vòng đời sản phẩm từ nhà phát hành Microsoft. 

Kiểm tra và cập nhật phiên bản phù hợp
Kiểm tra và cập nhật phiên bản phù hợp

Sau khi kết thúc thời gian hỗ trợ, đây là thời điểm mà các phiên bản hay dữ liệu của nó dễ bị tấn công bởi những mối đe dọa. Lý do đơn giản là vì chúng không còn nhận được các bản cập nhật bảo mật thường xuyên nữa.

Đứng trước vấn đề này, lựa chọn tốt nhất để thắt chặt yếu tố bảo mật chính là hãy kiểm tra các phiên bản Windows Servers kết thúc vào thời gian nào. Nếu cần kiểm tra trên quy mô lớn, người quản trị có thể sử dụng công cụ Azure Migrate hoặc Azure Arc.

Đồng thời người dùng cũng nên có kế hoạch cho việc sử dụng phần cứng hoặc ứng dụng bảo mật để bảo vệ dữ liệu Windows Server.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể chọn nâng cấp phiên bản mới nhất Windows Server 2022 với sự hiện đại, hiệu suất và bảo mật tối ưu.

Trong trường hợp không nâng cấp trước ngày kết thúc hỗ trợ, người dùng cũng có thể chọn duy trì bảo mật trên các phiên bản hiện tại bằng cách nhận bản cập nhật mở rộng. Phiên bản này sẽ hỗ trợ miễn phí 3 năm từ Azure.

Sử dụng các dịch vụ trên Cloud để tăng cường bảo vệ dữ liệu Windows Server

Ngoài những phương pháp trên, cách cuối cùng mà Microsoft muốn đề xuất đến các doanh nghiệp để tăng cường bảo vệ dữ liệu Windows Server là nên sử dụng các dịch vụ trên Cloud.

Tăng cường bảo mật trên Cloud bằng cách sử dụng các dịch vụ
Tăng cường bảo mật trên Cloud bằng cách sử dụng các dịch vụ

Một số bước mà doanh nghiệp hoặc tổ chức có thể thực hiện để tăng cường bảo mật với Microsoft:

  • Để tối đa hóa phạm vi bảo mật trong Azure, trước hết hãy kiểm tra điểm số an ninh của hệ thống là bao nhiêu. Sau đó hãy cải thiện số điểm này bằng cách kích hoạt các gói dịch vụ như Microsoft Defender for Cloud, Microsoft Sentinel (SIEM) và Azure Network Security.
  • Mở rộng Microsoft Defender for Servers bằng cách kết nối chúng với Azure Arc.
  • Khi sẵn sàng di chuyển dữ liệu sang Azure, người dùng có thể lựa chọn Azure Migrate hoặc nhận sự trợ giúp của chuyên gia thông qua chương trình Azure Migration and Modernization Program.

Những bài viết liên quan: 

Lời kết

Trên đây là các phương pháp tối ưu mà doanh nghiệp hoặc tổ chức nên áp dụng để bảo vệ dữ liệu Windows Server. Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc nhận tư vấn từ chuyên gia FPT Smart Cloud về việc lựa chọn giải pháp Microsoft Azure phù hợp cho hệ thống.

Để biết thêm thông tin về giải pháp bảo mật dữ liệu, vui lòng liên hệ với FPT Cloud qua những kênh sau:

0/5 (0 Reviews)

Liên hệ FPT Smart Cloud

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận sự tư vấn và hỗ trợ từ những chuyên gia hàng đầu.
Trang web này được bảo vệ bởi reCAPTCHA Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản dịch vụ của Google sẽ được áp dụng
DMCA compliant image