Trong thế giới số hóa hiện nay, sử dụng Azure OpenAI Service là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp để tối ưu hóa hiệu suất làm việc, đem đến hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Trong quá trình sử dụng Azure OpenAI Service, việc quản lý chi phí đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn tài nguyên, tiết kiệm ngân sách. Hãy cùng khám phá cách lập kế hoạch thông minh để quản lý chi phí một cách chuyên nghiệp.
Trong quá trình sử dụng Azure OpenAI Service để hỗ trợ công việc của tổ chức, việc lập kế hoạch quản lý chi phí cho Azure OpenAI Service đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách. Dịch vụ này có đa dạng các loại chi phí cần đầu tư nên kế hoạch quản lý chi phí càng chi tiết thì càng tối ưu và kiểm soát tốt nguồn tài chính của doanh nghiệp. Hãy cùng FPT Smart Cloud khám phá các chi phí quan trọng để tổ chức có thể quản lý chi phí hiệu quả nhất.
Mục lục
Lập kế hoạch quản lý chi phí cho Azure OpenAI Service là bước quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp có thể tận dụng tốt nhất các tính năng của công cụ này với mức chi phí tối ưu nhất. Từ đó đảm bảo duy trì sự ổn định của công việc mà tổ chức đang thực hiện.
Sau đây là những lý do cơ bản nhất khiến doanh nghiệp không thể bỏ qua thao tác này trong quá trình sử dụng công cụ:
Xem thêm: Cập nhật những tính năng mới trong Azure Data và AI
Khi sử dụng dịch vụ Azure OpenAI, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số loại chi phí sau đây:
Các mô hình Base series và Codex series trên Azure OpenAI được tính phí dựa trên số lượng mã thông báo. Mức chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra sẽ khác nhau tùy theo loại mô hình sử dụng: Ada, Babbage, Curie, Davinci hoặc Code-Cushman.
Mỗi mô hình Azure OpenAI hoạt động bằng cách chia văn bản thành các đoạn gọi là “mã thông báo.” Để hiểu rõ hơn, mỗi mã thông báo có độ dài khoảng 4 từ với văn bản tiếng Anh thông thường. quản lý chi phí cho Azure OpenAI Service?
Chi phí tính trên số lượng mã thông báo cho cả đầu vào và đầu ra. Ví dụ, nếu người dùng gửi một mẫu chứa mã JavaScript dài 1.000 mã thông báo và yêu cầu mô hình Azure OpenAI chuyển đổi sang Python, hệ thống sẽ tính phí 1.000 mã thông báo cho yêu cầu đầu vào và thêm 1.000 mã thông báo cho đầu ra khi nhận phản hồi, tổng cộng là 2.000 mã thông báo.
Tuy nhiên, trong thực tế, sự tương quan giữa số lượng mã thông báo đầu vào và đầu ra có thể không phải lúc nào cũng là 1:1. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như giá trị được thiết lập cho tham số max_tokens. Do đó, kết quả đầu ra có thể dài hơn hoặc ngắn hơn so với đầu vào, tùy thuộc vào cách chuyển đổi từ ngôn ngữ lập trình này sang ngôn ngữ lập trình khác.
Các mô hình tinh chỉnh Azure OpenAI tính phí dựa trên 3 yếu tố quan trọng:
Lưu ý: Thời gian lưu trữ liên quan đến việc tổ chức duy trì mô hình sau triển khai và mô hình này sẽ phát sinh chi phí theo giờ, ngay cả khi người dùng không sử dụng nó. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi và quản lý khoản chi phí cho mô hình tinh chỉnh một cách cẩn thận. quản lý chi phí cho Azure OpenAI Service?
Một điểm quan trọng khác là nếu sau khi triển khai mô hình tùy chỉnh mà hệ thống không hoạt động trong vòng 15 ngày liên tục thì quá trình triển khai sẽ bị xóa. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến mô hình cơ bản, tổ chức có thể triển khai lại mô hình tùy chỉnh bất kỳ lúc nào.
Khi người dùng hoặc tổ chức kích hoạt các khả năng như gửi dữ liệu tới Azure Prepayment và cảnh báo, điều này sẽ dẫn đến việc phát sinh thêm chi phí cho các dịch vụ. Chi phí đó sẽ được hiển thị trong các dịch vụ tương ứng và gói đăng ký của doanh nghiệp, nhưng sẽ không hiển thị nếu chỉ xem xét trong phạm vi tài nguyên Azure OpenAI của cá nhân người dùng. Để xem thông tin chi tiết về các chi phí phát sinh, người dùng cần kiểm tra thông tin chi tiết trong phần quản lý tài nguyên của Azure.
Khi sử dụng tài nguyên Azure với Azure OpenAI, người dùng hoặc tổ chức sẽ phải thanh toán các chi phí tương ứng. Chi phí này có thể biến đổi theo đơn vị thời gian (ví dụ: giây, phút, giờ, ngày) hoặc theo đơn vị sử dụng (ví dụ: byte, megabyte). Ngay khi bắt đầu sử dụng Azure OpenAI, chi phí đã bắt đầu phát sinh và tổ chức có thể kiểm tra chi phí này qua bản phân tích chi phí.
Bản phân tích chi phí cho phép người dùng xem chi phí của Azure OpenAI dưới dạng biểu đồ và bảng trong các khoảng thời gian khác nhau, chẳng hạn như theo ngày, tháng hiện tại, tháng trước và năm. Tổ chức cũng có thể so sánh chi phí với ngân sách dự kiến, nếu vượt quá ngân sách thì có thể đưa ra những điều chỉnh sao cho thích hợp. quản lý chi phí cho Azure OpenAI Service?
Để xem chi phí Azure OpenAI trong bản phân tích chi phí, hãy thực hiện các thao tác sau:
Khi đó, hệ thống phân tích chi phí Azure OpenAI sẽ hiển thị như hình dưới:
Để hiểu chi tiết về mức chi phí cụ thể, tại mục cài đặt Group by ở góc trên bên phải như hình, người dùng click vào Meter (Đồng hồ đo) và chuyển loại biểu đồ thành Line (Đường). Lúc này doanh nghiệp sẽ thấy rằng có 3 chuỗi mô hình khác nhau đóng góp vào chi phí, trong đó Text-Davinci Tokens (Mã thông báo Text-Davinci) sẽ chiếm phần lớn.
Để hiểu chi tiết nhất các loại chi phí liên quan đến Azure OpenAI, tổ chức nên nắm rõ phạm vi sử dụng tài nguyên của mình. Nếu tất cả chi phí đều nằm trong cùng một nhóm tài nguyên thì việc kiểm tra và đánh giá sẽ dễ dàng hơn.
Nhưng ở mức độ cao hơn, có nhiều loại tài nguyên cần tốn chi phí hơn thì tổ chức cần mở rộng phạm vi đánh giá, áp dụng nhiều bộ lọc để tập trung vào việc sử dụng Azure OpenAI. Cụ thể, tổ chức nên sử dụng công cụ Cost analysis trong dịch vụ Cost Management để biết rõ hơn về mức chi phí mà mình phải chi trả.
Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng công cụ Cost analysis tool để xem tổng chi phí cho nhóm đăng ký hoặc nhóm tài nguyên:
Lúc này, trang tổng quan phân tích chi phí sẽ hiển thị đầy đủ các loại chi phí tùy thuộc vào phạm vi mà người dùng đã chỉ định cho Scope.
Hi vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn sâu hơn về việc lập kế hoạch quản lý chi phí cho Azure OpenAI Service. Sự kết hợp của Azure OpenAI và Microsoft 365 không chỉ mang lại những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và quản lý dữ liệu mà còn tạo nên một hệ sinh thái độc đáo, đưa doanh nghiệp phát triển, hoạt động hiệu quả hơn.
Với sự đồng bộ hoá linh hoạt và tính tương tác của hai nền tảng này, tổ chức sẽ trải nghiệm một cách làm việc thông minh, nhanh chóng và đáng tin cậy. Để khám phá thêm về lợi ích và cơ hội mà sự kết hợp này mang lại cho doanh nghiệp của mình, hãy liên hệ FPT Smart Cloud để nhận tư vấn về gói Microsoft 365 Business, bắt đầu cuộc hành trình ứng dụng thế giới số hóa vào hoạt động của tổ chức.