XDR là gì? Vì sao doanh nghiệp nên triển khai XDR?
22 December, 2023

XDR là gì? Vì sao doanh nghiệp nên triển khai XDR?

Với nhiều tính năng nổi bật, XDR là giải pháp hàng đầu của doanh nghiệp khi muốn giám sát và đảm bảo an ninh mạng. Xây dựng hệ thống XDR không chỉ giúp tổ chức phản ứng nhanh với các mối đe dọa mà còn giảm thiểu đáng kể chi phí bảo mật.

Đối mặt với các cuộc tấn công thông tin, các tổ chức thời hiện đại cần có những giải pháp hiệu quả để đối phó với các tác nhân xấu. Trong đó, XDR là giải pháp nhằm giám sát và giảm thiểu các mối đe dọa an ninh mạng được ưu tiên lựa chọn. Vậy chính xác thì XDR là gì? Hệ thống này mang đến lợi ích cho doanh nghiệp như thế nào? Tham khảo bài viết của FPT Smart Cloud để tìm hiểu chi tiết. 

XDR là gì?

XDR (phát hiện và phản hồi mở rộng) là một công cụ dưới SaaS tích hợp sản phẩm và dữ liệu bảo mật vào các giải pháp đơn giản với mục tiêu giám sát và giảm thiểu các mối đe dọa an ninh mạng.

 

XDR giảm thiểu các mối đe dọa về an ninh mạng
XDR giảm thiểu các mối đe dọa về an ninh mạng

Khác với các hệ thống khác chỉ phát hiện và phản hồi điểm cuối (EDR), XDR lại mở rộng phạm vi bảo mật hơn. Phần mềm XDR sẽ bảo vệ điểm đầu, điểm cuối, ứng dụng, máy chủ, email… của tổ chức. Từ đó, XDR kết hợp các hoạt động phòng tránh, phát hiện, điều tra và ứng phó nhằm cải thiện tình trạng bảo mật dữ liệu và chống lại các mối đe dọa.

Thành phần của hệ thống XDR là gì?

Một hệ thống XDR có hai thành phần chính, đó là là giải pháp ngoại vi và giải pháp hỗ trợ.

Giải pháp ngoại vi

Hệ thống XDR điển hình sẽ có ít nhất ba giải pháp ngoại vi nhằm mục đích tập trung nhận dạng và phản ứng mối đe dọa. Những giải pháp này có thể gồm hệ thống phát hiện và phản hồi điểm cuối (EDR), phát hiện và phản hồi mạng (NDR), bảo mật email, biên dịch vụ bảo mật (SSE) và phát hiện mối đe dọa cho thiết bị di động.

Giải pháp hỗ trợ

Về phía hỗ trợ, các hệ thống XDR điển hình sẽ mang tới các chức năng như tích hợp API, phân tích, hoạt động tự động ứng phó và cảnh báo tương quan.

 

XDR tích hợp API giúp tăng hiệu suất phân tích dữ liệu
XDR tích hợp API giúp tăng hiệu suất phân tích dữ liệu

5 chức năng của XDR

Dưới đây là 5 chức năng chính của XDR mà các doanh nghiệp nên biết:

  • So sánh tương quan: XDR thu thập và liên kết các cảnh báo để tạo ra cái nhìn toàn diện về sự cố. Điều này giúp các nhà phân tích tập trung nghiên cứu chuyên sâu và hiệu quả.
  • Phân tích: Hệ thống XDR kiểm tra lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như danh tính, điểm cuối, email, dữ liệu, mạng, thiết bị lưu trữ và ứng dụng. Quá trình này có mục đích làm rõ hoạt động của sự cố và giúp các nhà phân tích xác định sâu hơn những mối đe dọa tiềm ẩn.
  • Tự động phát hiện và phản hồi: XDR tự động nhận diện, đánh giá và xử lý các mối đe dọa hiện tại ngay lập tức. Nhờ vậy, đội ngũ nghiên cứu có thêm thời gian và công sức tìm kiếm và ngăn chặn các mối đe dọa khó phát hiện.
  • AI và máy học: Hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học để mở rộng khả năng tìm kiếm và đưa ra cảnh báo với các hành vi đáng ngờ. Sau đó, XDR có thể tạo ra các hồ sơ chi tiết về hành vi đáng ngờ, đánh dấu chúng để nhà phân tích đánh giá mức độ nguy hiểm.
  • Tự động phục hồi tài nguyên: Các dịch vụ XDR đưa tài nguyên về trạng thái an toàn bằng cách chấm dứt sự cố, loại bỏ các quy tắc chuyển tiếp độc hại và xác định người dùng bị xâm phạm trong tổ chức.

Cách thức hoạt động của XDR

Khi đã nắm rõ XDR là gì, người dùng có thể tiếp tục tìm hiểu cách thức hoạt động của hệ thống này ngay dưới đây. 

Thu thập và tích hợp dữ liệu

Các công cụ XDR không chỉ giám sát dữ liệu từ các thiết bị điểm cuối và tường lửa mà còn từ đám mây và ứng dụng của bên thứ ba. Nhìn chung, XDR giải quyết các mối đe dọa trên tất cả các sản phẩm bảo mật của doanh nghiệp.

Bằng cách này, XDR sẽ tự động so sánh các sự kiện liên quan, giảm số lượng đưa cảnh báo và tạo điều kiện cho nhóm bảo mật hiểu rõ hơn về hành vi của cuộc tấn công.

 

Hệ thống XDR thu thập dữ liệu nhanh chóng
Hệ thống XDR thu thập dữ liệu nhanh chóng

Phân tích hợp nhất

XDR tự động phân tích các sự cố tương quan giúp tổ chức nhanh chóng ứng phó và khắc phục sự cố. Sức mạnh của AI và máy học trong cho phép hệ thống phân tích các điểm dữ liệu mở rộng. 

Cùng với đó, XDR cũng xác định các cuộc tấn công và hành vi độc hại trong thời gian thực nhanh hơn so với phương pháp thủ công truyền thống.

Quản lý sự cố

XDR hỗ trợ người dùng thực hiện thủ công hoặc tự động khi ứng phó với các mối đe dọa. Dựa trên điều kiện đã có sẵn, XDR khắc phục sự cố bằng cách ngăn chặn IP, cách ly thiết bị cũng như các hành động khác.

Hệ thống cung cấp linh động trong ứng phó với sự cố mối đe dọa, có thể thực hiện tự động hoặc thủ công. Dựa trên các điều kiện đã đặt sẵn, XDR sẽ khắc phục mối đe dọa bằng cách chặn địa chỉ IP hoặc miền máy chủ thư, cách ly thiết bị, và thực hiện các hành động khác. 

Sau khi hệ thống đề xuất giải pháp, người dùng hãy xem xét tính phù hợp và quyết định sử dụng hay không. Đặc biệt, bằng cách đơn giản hóa số lượng giải pháp, nhà phân tích sẽ nhanh chóng lựa chọn được cách xử lý phù hợp. 

 

Dịch vụ XDR quản lý và xử lý sự cố hiệu quả
Dịch vụ XDR quản lý và xử lý sự cố hiệu quả

Vì sao cần triển khai XDR cho doanh nghiệp? 

Dưới đây là những lợi ích mà công ty sẽ nhận được khi triển khai hệ thống XDR. 

Mở rộng khả năng hiển thị

Mối đe dọa và các lỗ hổng trên mạng thường ẩn sau những “điểm mù” không thể quan sát trực tiếp. Sự thiếu sót trong khả năng quan sát sẽ dẫn đến chẩn đoán sai lầm, sử dụng không đúng tài nguyên và biện pháp xử lý.

Dịch vụ phát hiện và phản hồi mở rộng sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện và thông báo mọi hoạt động diễn ra trong hệ thống. Từ đó, bạn dễ dàng biết được chính xác số lượng thiết bị và kết nối đang tiếp cận. 

Với thông tin này, tổ chức dễ dàng xác định được thời điểm xuất hiện các thành phần lạ trong không gian kỹ thuật số.

Cảnh báo các mối đe dọa

Mặc dù tất cả các mối đe dọa đều đáng quan tâm nhưng tổ chức cần đặc biệt lưu ý đến các sự cố liên quan đến dữ liệu quan trọng. Với XDR, các công ty có thể xem tất cả các cảnh báo thông qua quá trình ưu tiên hóa dữ liệu nhạy cảm. 

Hệ thống phân loại mối đe dọa thành các cấp độ thấp, trung bình và cao. Nhờ vậy, doanh nghiệp dễ dàng tập trung ưu tiên xử lý mối đe dọa có ảnh hưởng nặng nề.

 

Nhận cảnh báo an ninh mạng theo cấp độ với XDR, xdr là gì
Nhận cảnh báo an ninh mạng theo cấp độ với XDR

Hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định dựa vào dữ liệu

XDR cung cấp dữ liệu chi tiết về các mối đe dọa và các hoạt động bảo mật. Với những thông tin này, chuyên gia có thể xây dựng chiến lược hiệu quả và hạn chế rủi ro khi doanh nghiệp bị tấn công.

Xem thêm: Chuyên gia FPT Smart Cloud cùng Microsoft trực tiếp “tháo gỡ” vướng mắc về bảo mật dữ liệu doanh nghiệp 

Lời kết

Toàn bộ nội dung trên đây đã giúp người dùng nắm rõ XDR là gì. Triển khai hệ thống này không chỉ đảm bảo an toàn thông tin mà còn là đầu tư vào sự bền vững của tổ chức trong tương lai.

Để xây dựng XDR nhanh chóng, quý công ty hãy tham khảo gói dịch vụ Microsoft 365 Business. Gói dịch vụ này bao gồm giấy phép sử dụng Defender – một giải pháp XDR do Microsoft xây dựng. Microsoft Defender phát hiện và phản hồi các mối đe dọa trên các điểm cuối, bao gồm máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh. 

Bên cạnh đó, gói Microsoft 365 cho doanh nghiệp còn cung cấp các công cụ hỗ trợ làm việc hiệu quả như Office 365, Outlook, Exchange hay Teams.

Để tìm hiểu thêm về gói dịch vụ này, quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với FPT Smart Cloud qua: 

0/5 (0 Reviews)

Liên hệ FPT Smart Cloud

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận sự tư vấn và hỗ trợ từ những chuyên gia hàng đầu.
Trang web này được bảo vệ bởi reCAPTCHA Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản dịch vụ của Google sẽ được áp dụng
DMCA compliant image