Tính năng của kiến trúc Zero Trust – Cách triển khai hiệu quả
22 December, 2023

Tính năng của kiến trúc Zero Trust – Cách triển khai hiệu quả

Zero Trust là mô hình bảo mật hoạt động trên nguyên tắc xác thực mọi thiết bị, người dùng và ứng dụng trước khi truy cập vào tài nguyên. Các tính năng của kiến trúc Zero Trust giúp doanh nghiệp nâng cao bảo mật và tránh các cuộc tấn công dữ liệu.

Khi phát triển trong mạng lưới thông tin rộng lớn, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều mối đe dọa mạng. Để đối mặt với vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã triển khai kiến trúc Zero Trust. Vậy, tính năng của kiến trúc Zero Trust giúp tổ chức giải quyết các cuộc tấn công an ninh như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của FPT Smart Cloud để biết thêm chi tiết.

4 tính năng của kiến trúc Zero Trust

Kiến trúc Zero Trust tích hợp nhiều tính năng chính nhằm nâng cao bảo mật cho tổ chức, bao gồm:

  • Quản trị đầu cuối: Thay vì sử dụng hệ thống cô lập, Zero Trust hướng đến việc xác thực quyền truy nhập vào toàn bộ tài sản kỹ thuật số của tổ chức. Điều này được thực hiện thông qua tính năng mã hóa toàn diện và quản lý danh tính mạnh mẽ. Nhờ vậy, chỉ những người được ủy quyền mới có thể truy cập vào thông tin quan trọng.
  • Khả năng hiển thị: Zero Trust không chỉ tập trung vào các hệ thống trong luồng mạng mà còn giám sát mọi thiết bị cố gắng truy cập vào mạng của tổ chức. Mô hình bảo mật này kiểm tra sự tuân thủ của người dùng và thiết bị. Trong trường hợp phát hiện bất thường, Zero Trust sẽ giới hạn quyền truy cập để giảm thiểu rủi ro.
  • Phân tích: Tính năng phân tích tự động của Zero Trust giúp tổ chức phát hiện hành vi bất thường trong dữ liệu và cung cấp cảnh báo trong thời gian thực. 
  • Tự động hóa: Nhờ ứng dụng AI, Zero Trust tự động chặn các cuộc tấn công, giảm cảnh báo giả và ưu tiên những cảnh báo cần ứng phó. Điều này giúp tổ chức tăng hiệu suất của hệ thống bảo mật và đối phó tốt với các cuộc đe doạ.

 

Zero Trust xác minh và quản lý danh tính khi truy cập dữ liệu
Zero Trust xác minh và quản lý danh tính khi truy cập dữ liệu

Xem thêm: Zero Trust: Mô hình bảo mật tiêu chuẩn “vàng” cho doanh nghiệp 

Sử dụng Zero Trust trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp nên sử dụng Zero Trust nếu muốn triển khai mô hình cơ sở hạ tầng phức tạp bao gồm:

  • Đa đám mây, đa danh tính.
  • Không cần quản lý thiết bị.
  • Sở hữu hệ thống kế thừa.
  • Ứng dụng SaaS.

Bên cạnh đó, tổ chức khi đối mặt và cần giải quyết các mối đe dọa sau đây cũng có thể triển khai mô hình Zero Trust:

  • Ransomware: Ransomware gây gián đoạn kinh doanh nghiêm trọng. Các cuộc tấn công ransomware thường liên quan đến việc thực thi mã và xâm phạm danh tính.
  • Các cuộc tấn công chuỗi cung ứng: Các cuộc tấn công chuỗi cung ứng có thể xâm nhập vào mạng của tổ chức thông qua các nhà cung cấp hoặc đối tác. Các thiết bị không được quản lý và người dùng có đặc quyền làm việc từ xa là những mục tiêu chính của kẻ tấn công.
  • Các mối đe dọa từ nội bộ: Mối đe dọa nội bộ có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho tổ chức. Phân tích hành vi người dùng (UEBA) là cách hiệu quả để phát hiện các mối đe dọa này. Tuy nhiên, phương thức này cũng có thể là thách thức nếu tổ chức có nhiều nhân sự làm việc từ xa.

 

Mô hình Zero Trust ngăn chặn Ransomware
Mô hình Zero Trust ngăn chặn Ransomware

Dù các tính năng của kiến trúc Zero Trust rất nổi bật nhưng tổ chức cũng cần cân nhắc một số thách thức trước khi triển khai mô hình. Cụ thể:

  • Những thách thức chuyên môn của SOC/nhà phân tích.
  • Cân nhắc về tác động đến trải nghiệm người dùng, đặc biệt là khi sử dụng MFA.
  • Yêu cầu về ngành hoặc tuân thủ, ví dụ như lĩnh vực tài chính hoặc Ủy ban Zero Trust của chính phủ Hoa Kỳ.
  • Các mối quan tâm về duy trì bảo hiểm mạng khi thị trường thay đổi nhanh chóng do ransomware.

Hướng dẫn triển khai và sử dụng mô hình Zero Trust

Sau khi đã nắm rõ các tính năng của kiến trúc Zero Trust, doanh nghiệp có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây để bắt đầu triển khai mô hình này. tính năng của kiến trúc Zero Trust tính năng của kiến trúc Zero Trust tính năng của kiến trúc Zero Trust 

Xác định bề mặt bảo vệ

Bề mặt bảo vệ (Protect Surface) là một tập hợp các tài sản, ứng dụng, dữ liệu và dịch vụ mà một tổ chức cần bảo vệ. Xác định Protect Surface là bước khởi đầu quan trọng của Zero Trust giúp tổ chức xác định chính xác những gì cần được bảo vệ. 

Để xác định Protect Surface, tổ chức cần tự trả lời những câu hỏi sau:

  • Dữ liệu: Cần bảo vệ những dữ liệu nào?.
  • Ứng dụng: Những ứng dụng nào chứa thông tin nhạy cảm?
  • Tài sản: Tài sản nhạy cảm nhất của công ty là gì?
  • Dịch vụ: Kẻ xấu có thể khai thác dịch vụ nào để làm gián đoạn các hoạt động công nghệ thông tin?

 

Doanh nghiệp cần xác định rõ Protect Surface
Doanh nghiệp cần xác định rõ Protect Surface

Xác định và giới hạn quyền truy cập vào dữ liệu

Công ty cần xác định tài nguyên mà mỗi người dùng cần để thực hiện nhiệm vụ của họ. Cần đảm bảo rằng họ chỉ có thể truy cập vào các khu vực được cho phép. Bằng cách này, việc giảm bề mặt tấn công sẽ hiệu quả hơn, đặc biệt là các cuộc tấn công lừa đảo hoặc sử dụng phần mềm độc hại.

 

Cần giới hạn quyền truy cập dữ liệu quan trọng
Cần giới hạn quyền truy cập dữ liệu quan trọng

Hạn chế quyền truy cập giúp giảm thiểu lỗi do con người gây ra. Cách này hiệu quả khi người dùng chỉ sử dụng một mật khẩu yếu cho nhiều điểm truy cập. Nếu mật khẩu bị tiết lộ, tác nhân độc hại có thể tiến hành xâm nhập vào các khu vực quan trọng.

Hỗ trợ nhóm IT khả năng quản trị hiển thị

Nhóm IT của doanh nghiệp có khả năng quản trị hiển thị (visibility) sẽ hỗ trợ người dùng tối ưu hóa sử dụng mạng và theo dõi hệ thống hiệu quả. Các công cụ hiển thị bao gồm: tính năng của kiến trúc Zero Trust

  • Báo cáo: Tạo và phân tích báo cáo về hoạt động của người dùng để xác định các nỗ lực xâm nhập vào hệ thống.
  • Phân tích: Phân tích hoạt động của người dùng trong khoảng thời gian nhất định để phát hiện các mẫu hành vi. Bất kỳ lỗi nào trong mẫu này cũng đều là dấu hiệu cho thấy sự cố gắng vượt qua các giao thức bảo mật.
  • Giám sát: Thực hiện giám sát hệ thống theo thời gian thực để phát hiện các nỗ lực xâm nhập của tin tặc ngay khi chúng xảy ra.
  • Nhật ký: Ghi lại hoạt động của hệ thống và phân tích dữ liệu nhật ký để tìm kiếm bất thường. Nghiên cứu nhật ký sau khi bị tấn công cũng giúp xác định phương pháp luận của hacker.

Đặt quyền cho dữ liệu doanh nghiệp

Để bắt đầu đặt quyền cho dữ liệu, tổ chức có thể thực hiện: 

  • Gán cấp độ phân loại cho dữ liệu: Gán cấp độ phân loại cho dữ liệu của tổ chức từ tài liệu đến email. Điều này giúp xác định mức độ nhạy cảm của dữ liệu và mức độ nhạy cảm của dữ liệu và mức độ bảo mật cần thiết. 
  • Mã hóa dữ liệu: Mã hóa dữ liệu nhạy cảm giúp bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập trái phép.
  • Quản lý quyền truy cập dữ liệu: Thao tác này đảm bảo rằng chỉ người dùng được ủy quyền mới có thể truy cập dữ liệu.

 

Mã hoá dữ liệu giúp tránh các truy cập trái phép, tính năng của kiến trúc Zero Trust
Mã hoá dữ liệu giúp tránh các truy cập trái phép

Giám sát mô hình Zero Trust

Sau khi triển khai Zero Trust, doanh nghiệp cần đánh giá, cập nhật và cấu hình lại mọi phần của hạ tầng nhằm giảm thiểu truy cập không cần thiết. Bên cạnh đó, hãy theo dõi các số liệu định kỳ để nhận diện và đưa ra giải pháp cho các hành vi đáng ngờ.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về tính năng của kiến trúc Zero Trust cũng như cách triển khai mô hình này. Đánh giá chung, Zero Trust cho phép tổ chức thích nghi nhanh chóng với các mô hình tấn công mới và thay đổi nguy cơ an ninh. Việc triển khai Zero Trust đảm bảo hệ thống luôn ở trong tình trạng an toàn, thậm chí khi môi trường mạng thay đổi.

Microsoft 365 Business là một bộ giải pháp đám mây toàn diện, cung cấp các công cụ bảo mật giúp doanh nghiệp triển khai mô hình Zero Trust. Cụ thể, gói Microsoft 365 Business cung cấp một số tính năng để hỗ trợ mô hình Zero Trust như sau:

  • Xác thực đa yếu tố.
  • Xác thực dựa vào vị trí.
  • Xác thực dựa vào hành vi.
  • Mã hoá nhằm bảo vệ dữ liệu nhạy cảm.

Bên cạnh đó, gói dịch vụ này cũng hỗ trợ doanh nghiệp nhiều công cụ nâng cao hiệu suất làm việc như Outlook, Teams hay Publisher. Đây chính là giải pháp đa năng được nhiều doanh nghiệp đầu tư. Để nhận tư vấn chi tiết và lựa chọn được gói phù hợp, quý doanh nghiệp hãy liên hệ với FPT Smart Cloud qua:

0/5 (0 Reviews)

Liên hệ FPT Smart Cloud

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận sự tư vấn và hỗ trợ từ những chuyên gia hàng đầu.
Trang web này được bảo vệ bởi reCAPTCHA Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản dịch vụ của Google sẽ được áp dụng
DMCA compliant image