Gần đây, khái niệm "đám mây" đã trở nên phổ biến đối với hầu hết các doanh nghiệp. Trong đó, Hybrid Cloud ra đời như một giải pháp hiệu quả với độ linh hoạt cao giúp bảo vệ dữ liệu mật. Sự xuất hiện của Hybrid Cloud như một làn sóng mới có tác động trực tiếp đến sự phát triển của nhiều tổ chức ngày nay.
Ngày càng nhiều dữ liệu được chuyển lên internet khiến các doanh nghiệp đối diện với khó khăn khi cố gắng lựa chọn sử dụng đám mây riêng hay đám mây công cộng. Trong bối cảnh này, Hybrid Cloud – kiến trúc đám mây lai – đã trở thành một giải pháp đầy hứa hẹn cho các tổ chức. Vậy, Hybrid Cloud là gì? Mô hình này có những ưu điểm và nhược điểm nào? Cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây của FPT Smart Cloud.
Mục lục
Hybrid Cloud thường được mô tả như một môi trường tích hợp giữa hai loại đám mây là Public Cloud và Private Cloud. Mô hình này được xây dựng và triển khai cho các tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu đặc biệt được cung cấp bởi một bên thứ ba.
Khi sử dụng đám mây “lai” cho môi trường doanh nghiệp, hệ thống lưu trữ các máy chủ ảo và các khu vực chứa dữ liệu dựa trên một lớp ảo hóa. Cấu trúc này thường dựa trên phần mềm của Private Cloud chạy trên các nền tảng như Hypervisor và được quản lý bởi đội ngũ IT. Điều này hỗ trợ doanh nghiệp điều phối, phục hồi dữ liệu, tự động hóa và tự phục vụ hiệu quả hơn.
Một kiến trúc đám mây lai có thể được phân chia thành hai dạng chính, bao gồm truyền thống và hiện đại.
Giải pháp Hybrid Cloud truyền thống hoạt động dựa trên kiến trúc cơ bản như sau.
Trước hết, toàn bộ cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu tại chỗ được chuyển đổi và biến thành môi trường Private Cloud. Sau đó, Private Cloud kết nối với Public Cloud thường được cung cấp bởi các đơn vị lớn như Microsoft Azure, Google Cloud Services và AWS.
Phương pháp này có thể triển khai thông qua sự kết hợp của giải pháp Hybrid Cloud đóng gói sẵn hoặc sử dụng phần mềm trung gian để phục vụ nhu cầu của tổ chức. Tài nguyên đám mây được quản lý tập trung, cho phép người dùng theo dõi, phân bổ và quản lý linh hoạt nhằm đảm bảo hiệu suất và khả năng thích ứng phù hợp với yêu cầu.
Hybrid Cloud hiện đại hỗ trợ khả năng di động và đảm bảo hoạt động trên nền tảng đám mây cho toàn bộ khối công việc. Giải pháp này được triển khai tự động và tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh cụ thể của từng tổ chức.
Trong kiến trúc này, ứng dụng thường được phân chia thành các phần nhỏ hơn bằng cách sử dụng mô hình Microservices.
Ở mức độ cao hơn, đám mây riêng (Private Cloud) và đám mây công cộng (Public Cloud) hoạt động như điểm kết nối vật lý, trong đó Private Cloud có thể được triển khai tại một trung tâm dữ liệu nằm ở một vị trí khác.
Các kỹ thuật như VPC (Virtual Private Cloud), VPN (Virtual Private Network) và các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng chuyên nghiệp thường được sử dụng để đảm bảo tính riêng tư và an toàn.
Trước khi khám phá các lợi ích của Hybrid Cloud, hãy tìm hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của mô hình này.
Với nhiều ưu điểm vượt trội, mô hình đám mây lai được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ ưu tiên sử dụng:
Bên cạnh những ưu điểm, Hybrid Cloud cũng có một số hạn chế mà doanh nghiệp cần xem xét:
Mô hình Hybrid Cloud thúc đẩy quá trình làm việc hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Ngoài ra, mô hình này cũng mang lại những lợi ích khác như sau.
Hybrid Cloud Azure là giải pháp linh hoạt khi triển khai mô hình cục bộ tại chỗ để lưu trữ dữ liệu và các công việc quan trọng của doanh nghiệp. Môi trường này đảm bảo tích hợp đám mây riêng tại trụ sở chính và đám mây công cộng để tối ưu hóa tài nguyên.
Ngoài lưu trữ dữ liệu quan trọng, người sử dụng có thể sử dụng dịch vụ Public Cloud để lưu trữ các tài nguyên có khả năng mở rộng trong tương lai.
Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa khả năng lưu trữ và tích hợp nguồn tài nguyên theo nhu cầu cụ thể, đồng thời tạo ra một môi trường hiệu quả và chi phí thấp hơn.
Hầu hết các hệ thống truyền thống thường gặp vấn đề trục trặc khi phải xử lý số lượng truy cập hoặc giao dịch quá tải. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Hybrid Cloud Security, người dùng không cần lo lắng về vấn đề này.
Lý do bởi khả năng xảy ra vấn đề trục trặc hoàn toàn không còn. Toàn bộ ứng dụng đã có sẵn trên đám mây và người dùng có thể truy cập bất cứ lúc nào.
Người dùng hoàn toàn chủ động truy cập tài nguyên hệ thống để đáp ứng các nhu cầu về điện toán đột xuất hoặc đám mây kết hợp. Điều này giúp đáp ứng hiệu quả sự biến động trong công việc của doanh nghiệp.
Hàng năm, doanh nghiệp phải đối diện với một loạt chi phí khi sử dụng các dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Trong đó, cơ sở hạ tầng thường chỉ có tuổi thọ từ 1-2 năm và cần phải thay mới hoặc nâng cấp.
Vấn đề này gây áp lực trực tiếp đến nguồn lực và chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với mô hình đám mây lai, người dùng chỉ phải trả thêm phí khi thời gian sử dụng gia tăng.
Hệ thống Hybrid Cloud in Azure không chỉ đem lại các lợi ích trên mà còn có khả năng tích hợp xử lý dữ liệu lớn (Big Data). Thực tế hiện nay, không phải hệ thống nào cũng có thể xử lý dữ liệu lớn dễ dàng và nhanh chóng.
Doanh nghiệp sẽ sử dụng Hybrid Cloud Storage để duy trì hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, tổ chức có thể tiến hành các hoạt động kiểm tra và xử lý dữ liệu lớn hiệu quả hơn. Sau khi hoàn tất các hoạt động này, hệ thống sẽ sử dụng đám mây công cộng để thực hiện các truy vấn phân tích dữ liệu.
Xem thêm: Tổng hợp 11 bí kíp quản trị tài nguyên và chi phí Azure từ chuyên gia Cloud
Cuối cùng, một lợi ích quan trọng mà Hybrid Cloud with Azure hoặc Office 365 mang lại là khả năng mở rộng linh hoạt hệ thống IT.
Điều này cho phép doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện các công việc cần thiết và đảm bảo an toàn lưu trữ dữ liệu. Tất cả các tổ chức trên bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào đều có thể tận dụng giải pháp này để mở rộng hệ thống IT.
Hybrid Cloud, Public Cloud và Private Cloud là ba mô hình điện toán đám mây chính. Dưới đây là sự khác biệt giữa ba mô hình này mà người dùng có thể tham khảo:
Hybrid Cloud |
|
Public Cloud |
|
Private Cloud |
|
Nếu có những đặc điểm dưới đây, doanh nghiệp nên triển khai Hybrid Cloud:
Nội dung trên đây đã giúp người dùng nắm rõ những lợi ích mà Hybrid Cloud mang lại cho các tổ chức và doanh nghiệp. Do vậy, để tận dụng những tính năng của giải pháp này, tổ chức có thể tham khảo dịch vụ Azure của Microsoft.
Để sử dụng Azure, người dùng cần có tài khoản Microsoft trả phí. Để chuyển đổi sang Hybrid Cloud của Microsoft, các doanh nghiệp có thể xem xét gói dịch vụ Microsoft 365 for Business của FPT Smart Cloud. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ đối đa nhằm giúp doanh nghiệp tìm ra gói phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như quy mô của tổ chức.
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm các thông tin khác liên quan qua các kênh sau: