Khi tải ứng dụng Microsoft, người dùng có thể chọn 1 trong 2 phương thức cung cấp các bản cập nhật cho ứng dụng này như sử dụng điện toán đám mây, phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ hoặc kết hợp 2 cách này với nhau. Mỗi phương pháp chọn đều có ưu nhược điểm khác nhau.
Có rất nhiều cách khác nhau để tùy chọn khi cung cấp các bản cập nhật phần mềm cho Ứng dụng Microsoft 365 trong môi trường được quản lý. Bài viết này nêu ra những ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp giúp người dùng có được lựa chọn đúng đắn. Bất kỳ triển khai cập nhật nào cũng có thể được thay đổi sau này.
Mục lục
Đầu tiên, bài viết này sẽ giới thiệu đến cho người dùng 3 nguồn cập nhập cho ứng dụng Microsoft 365 khác nhau.
Thứ hai, bài viết sẽ nêu rõ một số tùy chọn có sẵn được dùng để quản lý các bản cập nhật trên các nguồn đó. Điều này sẽ giúp người dùng hiểu rõ lợi ích và cơ chế hoạt động của mỗi nguồn cập nhật.
Dưới đây là 3 cách thường được sử dụng trong trường hợp người dùng muốn chuyển trực tiếp đến một phần:
Bước đầu tiên trong việc quyết định cách cập nhật Ứng dụng Microsoft 365 là chọn nơi các bản cập nhật sẽ được gửi từ đó: Từ đám mây, từ các vị trí tại chỗ hoặc kết hợp cả hai – hay còn được gọi là hybrid (kết hợp).
Bước thứ hai là xem xét và lựa chọn một giải pháp phù hợp để quản lý các bản cập nhật cho nguồn cập nhật đã chọn.
Khi Ứng dụng Microsoft 365 đang lấy các bản cập nhật từ Mạng phân phối nội dung Microsoft Office (Office CDN). Điều này được gọi là các bản cập nhật dựa trên điện toán đám mây.
Microsoft vận hành một mạng trung tâm dữ liệu phân tán trên toàn thế giới, lưu trữ tất cả các bản cập nhật cho Microsoft 365. Office CDN cũng chứa lịch sử các bản cập nhật đã phát hành. Vì vậy, người dùng cũng có thể cập nhật lên các bản phát hành cụ thể hoặc khôi phục về các bản cũ hơn.
Có hai lợi ích cốt lõi khi tận dụng điện toán đám mây làm nguồn cập nhật của người dùng:
Khi sử dụng đám mây làm nguồn cập nhật, người dùng cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:
Các thiết bị phải có khả năng kết nối với Office CDN. Đối với điều này, các URL và IP được liệt kê trong URL và dải địa chỉ IP của Office 365 phải có thể truy cập được đối với các thiết bị. Microsoft khuyến nghị cho phép các thiết bị kết nối với CDN của Office ở cấp hệ thống, bỏ qua mọi máy chủ proxy để đảm bảo hiệu suất tốt nhất. Chúng tôi khuyên người dùng nên xem lại Kích thước tải xuống cho các bản cập nhật Ứng dụng Microsoft 365 để đánh giá tác động đối với hệ thống.
Trong tất cả các cập nhật dựa trên đám mây, quá trình cập nhật sẽ sử dụng đến tính năng Tối ưu hóa phân phối khi khả dụng. Điều này cho phép các thiết bị chia sẻ các nguồn cần thiết theo kiểu ngang hàng và giảm lượng dữ liệu cần tải xuống từ internet.
Khi sử dụng các giải pháp mạng riêng ảo (VPN), người dùng nên bỏ qua VPN khi tải xuống dữ liệu từ Office CDN. Điều này giúp giảm tải cho cơ sở hạ tầng VPN, hỗ trợ kết nối mạng và cho phép tải xuống nhanh hơn.
Ứng dụng Microsoft 365 hỗ trợ nhiều phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ để cập nhật. Các tệp nguồn bắt buộc có thể được lưu trữ trên các nền tảng mạng khác nhau, trong các thư mục hoặc ổ đĩa cục bộ hoặc trên các điểm phân phối của Trình quản lý cấu hình.
Điểm chung giữa tất cả các tùy chọn này là quản trị viên sẽ phải chịu trách nhiệm để đảm bảo rằng các nguồn cần thiết cho tất cả các kênh, ngôn ngữ và kiến trúc cập nhật được sử dụng (32/64 bit) đều khả dụng. Nếu không, qua trình cập nhật sẽ thất bại.
Ưu điểm chính của việc sử dụng vị trí tại chỗ là thiết bị không cần lấy dữ liệu từ internet xuống để cập nhật. Nếu các kho lưu trữ có sẵn trên tất cả các trang thì lưu lượng mạng sẽ xảy ra trong Mạng cục bộ (LAN). Trong trường hợp không phải tất cả các trang web đều có cơ sở hạ tầng, lưu lượng có thể phải truyền qua Mạng diện rộng (WAN).
Nói chung, Microsoft không còn khuyến nghị lưu trữ các bản cập nhật tại chỗ do những thách thức sau:
Khi các nguồn cập nhật được lưu trữ tại chỗ, quản trị viên cần phải đảm bảo rằng các bản phát hành cần thiết cho tất cả các kênh, ngôn ngữ và kiến trúc cập nhật đã triển khai đều có sẵn. Khi Microsoft phát hành các bản cập nhật về bảo mật theo lịch trình hàng tháng, các kho lưu trữ tại chỗ sẽ phải được cập nhật với cùng một chu kì.
Vì Microsoft không phát hành các bản vá riêng lẻ mà thay vào đó là một tập hợp các tệp nguồn mới, các tệp nguồn cho bản cập nhật dành cho một kênh và kiến trúc cập nhật cụ thể sẽ có kích thước khoảng 3,5 GB. Mỗi gói ngôn ngữ đi kèm sẽ phải thêm 100 – 300 MB vào bộ tệp nguồn này.
Nếu mạng chia sẻ được sử dụng để lưu trữ các bản cập nhật, thiết bị cần có cách xác định mạng chia sẻ gần nhất để hạn chế lưu lượng mạng WAN. Điều này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng tùy chọn chính sách nhóm với Nhắm mục tiêu trang web hoặc tập lệnh tùy chỉnh, nhưng các tùy chọn này có thể làm tăng độ phức tạp của quá trình triển khai.
Nếu các bản cập nhật được quản lý bởi Trình quản lý cấu hình, thì các bản cập nhật trước đó sẽ không khả dụng do thiết bị sẽ tự động lựa chọn bản cập nhật gần đó nhất.
Khi các bản cập nhật được lưu trữ tại các phần mềm lưu trữ dữ liệu tại chỗ, ứng dụng Microsoft 365 không thể áp dụng Tối ưu hóa Phân phối để giảm tác động của mạng.
Lúc này, các thiết bị sẽ sử dụng công nghệ nén delta để tải tệp xuống. Khi sử dụng Microsoft Configuration Manager, điều này có thể được giảm nhẹ bằng cách sử dụng Peer Cache.
Với Trình quản lý cấu hình, người dùng hoàn toàn có thể triển khai mô hình kết hợp. Kịch bản này kết hợp lưu trữ một tập hợp con các nguồn trên các điểm phân phối với việc cho phép các thiết bị lấy các phần còn thiếu từ CDN của Office.
Phương pháp kết hợp này sẽ có lợi thế hơn trong các tình huống băng thông internet bị hạn chế các nguồn cập nhật tại chỗ.
Trong trường hợp cụ thể này, phương pháp kết hợp có thể giải quyết được bằng cách triển khai các bản cập nhật cho hầu hết các thiết bị từ các vị trí tại chỗ. Nhưng trong khi các bản cập nhật cho các tập hợp con nhỏ hơn vẫn được kích hoạt thông qua Trình quản lý cấu hình, các tệp nguồn không có sẵn trên các điểm phân phối và thiết bị được cho phép để quay lại Office CDN trong trường hợp này.
Phương pháp kết hợp có những nhược điểm giống như phương pháp tại chỗ. Tuy nhiên, độ phức tạp của việc bảo trì tệp nguồn sẽ được giảm bớt nếu như đưa ra so sánh trực tiếp.
Hiện nay, có nhiều giải pháp khác nhau để quản lý các nguồn cập nhật ứng dụng Microsoft 365. Các phần sau sẽ trình bày các tùy chọn này cho mỗi nguồn cập nhật, lợi ích và thách thức cũng như cung cấp liên kết đến thông tin bổ sung.
Để quản lý các bản cập nhập dựa trên đám mây, người dùng có thể sử dụng Microsoft Intune hoặc hồ sơ dịch vụ. Cụ thể cách dùng như sau:
Nếu không được định cấu hình theo cách khác, các thiết bị sẽ tự động đăng nhập bằng Office CDN trên cơ sở thường xuyên và tự động kéo xuống các bản cập nhật. Nếu Microsoft 365 được triển khai bằng Intune thì đây cũng là cấu hình mặc định.
Dưới đây là một số lợi ích khi sử dụng cách quản lý này:
Bên cạnh những lợi ích trên, cập nhật tự động/Microsoft Intune vẫn còn tồn tại một số nhược điểm:
Cấu hình dịch vụ là một giải pháp quản lý cập nhật dựa trên đám mây dành cho các thiết bị trên Kênh doanh nghiệp hàng tháng. Nó bao gồm các thiết bị giám sát, báo cáo, thực thi, đảo lộn và khôi phục. Dưới đây là một số lợi ích của cách làm này:
Ngoài những lợi ích trên, việc sử dụng cấu hình dịch vụ để quản lý cập nhật vẫn còn tồn tại một số ảnh hưởng tiêu cực như:
Các giải pháp quản lý dựa trên phần mềm lưu trữ dữ liệu bao gồm:
Trình quản lý cấu hình có thể được sử dụng để triển khai các bản cập nhật cho Ứng dụng Microsoft 365 giống như cách nó cho phép quản lý các bản cập nhật, chẳng hạn như Microsoft Windows. Theo mặc định, các nguồn bắt buộc sẽ được Trình quản lý Cấu hình tải xuống từ CDN của Office, sau đó được đồng bộ hóa và phân bổ trên các điểm phân phối.
Dưới đây là một số lợi ích của việc sử dụng trình quản lý cấu hình Microsoft:
Ngoài các ưu điểm trên, việc sử dụng trình quản lý cấu hình Microsoft thường chứa các nhược điểm như:
Quản trị viên có thể chọn tải xuống các bản phát hành mới nhất bằng cách sử dụng Công cụ triển khai Office và sắp xếp các tệp trên mạng chia sẻ, trong các thư mục cục bộ, trên ổ USB hoặc các vị trí dựa trên http/https. Sau đó, người dùng có thể sử dụng cài đặt UpdatePath trong tệp cấu hình hoặc từ chính sách nhóm để trỏ thiết bị đến vị trí.
Lợi ích mà người dùng sẽ nhận được khi áp dụng giải pháp chia sẻ mạng bao gồm:
Ngoài lợi ích trên, việc sử dụng cách chia sẻ mạng sẽ mang lại những hạn chế như:
Giải pháp thường được sử dụng để quản lý các bản cập nhật khi cập nhật thông qua phương pháp kết hợp đó là sử dụng trình quản lý cấu hình của Microsoft. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của cách làm này:
Trình quản lý cấu hình có thể được sử dụng để triển khai các bản cập nhật cho Ứng dụng Microsoft 365 giống như cách nó cho phép quản lý các bản cập nhật. Nếu các bản cập nhật phần mềm không có sẵn trên điểm phân phối trong các nhóm ranh giới hiện tại, hãy tải xuống nội dung từ Microsoft Updates.
Điều này cho phép quản trị viên giảm số lượng ngôn ngữ cần được đồng bộ hóa với các điểm phân phối. Nếu một số gói ngôn ngữ nhất định chỉ được triển khai một cách hiếm hoi, thì các thiết bị đó sẽ lấy các nguồn cập nhật cần thiết từ CDN của Office, đồng thời lấy nội dung cốt lõi từ một điểm phân phối.
Dưới đây là một số lợi ích khi sử dụng trình quản lý cấu hình của Microsoft:
Bên cạnh lợi ích trên, sử dụng trình quản lý cấu hình của Microsoft sẽ tồn tại những nhược điểm sau:
Bài viết trên đây là hướng dẫn chọn cách cung cấp các bản cập nhật cho Ứng dụng Microsoft 365 để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Đặc biệt, nếu khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ của Microsoft 365 Business, hãy liên hệ với FPT Smart Cloud để được hỗ trợ sớm nhất.