Cải thiện chất lượng công việc với Microsoft Azure Well-Architected Framework
13 June, 2023

Cải thiện chất lượng công việc với Microsoft Azure Well-Architected Framework

Nhằm nâng cao chất lượng công việc, Microsoft đã phát triển Azure Well-Architected Framework để hỗ trợ các doanh nghiệp cho các hạng mục bao gồm: Độ tin cậy, bảo vệ, tối ưu hóa chi phí, tối ưu hoạt động và hoạt động hiệu quả. Mỗi yếu tố sẽ có các hướng dẫn cụ thể từ Microsoft giúp doanh nghiệp hiểu được cách vận hành tối ưu công cụ.

Đối với bất kỳ mô hình doanh nghiệp nào, các tổ chức đều muốn tối ưu hệ thống để nâng cao chất lượng làm việc, bảo mật và tiết kiệm chi phí. Microsoft Azure Well-Architected Framework là tập hợp các hướng dẫn giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm cải thiện những hạng mục này.

Khái niệm và giải thích các yếu tố trong Azure Well-Architected Framework

Azure Well-Architected Framework cần đến 5 yếu tố và chúng phải được kết hợp với nhau để tạo ra cấu trúc ổn định, cụ thể như sau:

Yếu tố chính

Mô tả

Độ tin cậy

Đây là khả năng của một hệ thống về việc phục hồi từ các lỗi và vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.

Bảo vệ

Đây là khả năng bảo vệ các ứng dụng và dữ liệu của doanh nghiệp khỏi những mối đe dọa.

Tối ưu hóa chi phí

Quản lý chi phí để tối đa hóa giá trị mà doanh nghiệp có thể nhận được.

Tối ưu hoạt động

Gồm các quy trình vận hành nhằm mục đích giữ cho hệ thống hoạt động ổn định.

Hoạt động hiệu quả

Đây là khả năng có thể thích ứng với những thay đổi về tải của một hệ thống.

 

Sơ đồ tổng quan về Microsoft Azure Well-Architected Framework

Sơ đồ tổng quan dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có thể hiểu được sự hình thành của Microsoft Azure Well-Architected Framework từ 5 yếu tố trụ cột như thế nào.

 

Sơ đồ thể hiện sự liên quan của Microsoft Azure Well-Architected Framework đối với các yếu tố khác
Sơ đồ thể hiện sự liên quan của Microsoft Azure Well-Architected Framework đối với các yếu tố khác

Dựa vào sơ đồ trên có thể nhận thấy Microsoft Azure Well-Architected Framework đóng vai trò trung tâm và được hình thành từ 5 yếu tố trụ cột.

Không những vậy, xung quanh Microsoft Azure Well-Architected Framework còn là những yếu tố hỗ trợ khác như:

  • Đánh giá cấu trúc của Azure
  • Cố vấn Azure
  • Tài liệu
  • Đối tác, hỗ trợ và những ưu đãi của dịch vụ
  • Cấu trúc tham khảo
  • Nguyên tắc thiết kế

Đánh giá khối lượng công việc của doanh nghiệp

Doanh nghiệp nên sử dụng Azure Advisor và Advisor Score để xác định tình trạng khối lượng công việc. Qua đó, các nhà quản trị có thể xác định được đâu là lựa chọn ưu tiên để tạo cơ hội nhằm cải thiện chất lượng hệ thống.

Điều quan trọng là cả hai dịch vụ trên sẽ được nhà phát hành cung cấp miễn phí và phù hợp với 5 yếu tố quan trọng trong Microsoft Azure Well-Architected Framework.

Azure Advisor

Azure Advisor là nhà tư vấn về điện toán đám mây (Cloud) được cá nhân hóa giúp người dùng tuân theo các phương pháp tối ưu trong việc triển khai Azure của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Azure Advisor còn giúp phân tích các cấu hình tài nguyên và cung cấp phép đo lường từ xa đến doanh nghiệp. Đồng thời, Advisor sẽ đưa ra những đề xuất giải pháp để cải thiện 5 yếu tố trụ cột trong Microsoft Azure Well-Architected Framework.

Advisor Score

Advisor Score là một tính năng cốt lõi của Azure Advisor nhằm tổng hợp các đề xuất và đưa ra đánh giá theo số điểm. Khi đó doanh nghiệp có thể dựa vào số điểm này để biết được liệu tổ chức có đang thực hiện những công việc cần thiết hay không.

Advisor Score sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ liên quan đến chất lượng công việc. Ngoài ra tính năng này sẽ chấm điểm các nhiệm vụ, rồi dựa vào đó chia thành 5 phần tương ứng với yếu tố trụ cột trong Microsoft Azure Well-Architected Framework.

Độ tin cậy của hệ thống

Khối lượng công việc được gọi là đáng tin cậy khi chúng có đủ hai yếu tố là linh hoạt và khả dụng.

 

Độ tin cậy của hệ thống trong Microsoft Azure Well-Architected Framework
Độ tin cậy của hệ thống trong Microsoft Azure Well-Architected Framework

Khái niệm về tính linh hoạt và khả dụng trong khối lượng công việc

  • Linh hoạt là thể hiện khả năng phục hồi của hệ thống sau khi gặp sự cố vẫn có thể tiếp tục hoạt động bình thường. Mục tiêu của khả năng phục hồi là đưa các ứng dụng trở lại trạng thái làm việc ổn định sau khi gặp các vấn đề trong hệ thống.
  • Tính khả dụng cho biết liệu người dùng có thể truy cập vào hệ thống của doanh nghiệp mỗi khi cần thiết hay không.

Hướng dẫn cách thiết kế ứng dụng Azure có độ tin cậy

Hiện tại, Microsoft đã cung cấp các tài nguyên để hướng dẫn người dùng về cách thiết kế và cải thiện các ứng dụng Azure đáng tin cậy:

Tối ưu khả năng bảo mật trong Microsoft Azure Well-Architected Framework

Doanh nghiệp nên nghĩ về việc bảo mật trong toàn bộ vòng đời của một ứng dụng bất kỳ từ giai đoạn thiết kế cho đến giai đoạn triển khai và vận hành.

 

Azure giúp đưa ra các biện pháp bảo mật với các mối đe dọa
Azure giúp đưa ra các biện pháp bảo mật với các mối đe dọa

Đối với Azure, nền tảng sẽ cung cấp biện pháp bảo vệ chống lại các mối đe dọa khác nhau. Ví dụ: Những xâm nhập mạng và các cuộc tấn công DDoS.

Vì vậy các tổ chức cần phải xây dựng bảo mật cho các ứng dụng và quy trình DevOps trong doanh nghiệp.

Một số hạng mục mà doanh nghiệp cần thiết lập bảo mật trong hệ thống tổ chức như:

Tối ưu hóa chi phí trên Azure

Khi doanh nghiệp đưa ra các giải pháp trên Cloud, hãy nhanh chóng tập trung vào việc tạo ra giá trị gia tăng từ đó. 

Các nhà quản lý có thể dựa vào một số nguyên tắc xây dựng, đo lường, học hỏi để thúc đẩy thời gian tiếp cận với thị trường. Nếu không, việc doanh nghiệp rơi vào trạng thái thâm hụt vốn là hoàn toàn có thể xảy ra.

 

Doanh nghiệp cần đo lường liên tục để thúc đẩy thời gian tiếp cận thị trường
Doanh nghiệp cần đo lường liên tục để thúc đẩy thời gian tiếp cận thị trường

Khi phát triển Microsoft Azure Well-Architected Framework, doanh nghiệp có thể tham khảo các bản hướng dẫn sau để tối ưu hóa chi phí:

Tối ưu hoạt động với Azure

Tối ưu hoạt động bao gồm các phương thức thực hiện và quy trình giúp ứng dụng chạy ổn định trong công việc. Ngoài ra, kế hoạch cho việc triển khai phải đáng tin cậy và có thể đưa ra các dự đoán cho những tình huống không mong muốn.

Khi đó, việc tự động hóa triển khai sẽ được thực hiện với rủi ro xảy ra lỗi đến từ con người là thấp nhất. Quy trình triển khai kế hoạch phải liên tục và thường xuyên để không làm chậm việc phát hành các tính năng mới.

Trong trường hợp bản cập nhật gặp sự cố, hệ thống phải nhanh chóng quay về phiên bản trước đó.

 

Tự động hóa triển khai sẽ giúp giảm rủi ro đến từ con người
Tự động hóa triển khai sẽ giúp giảm rủi ro đến từ con người

Các bản hướng dẫn sau sẽ cung cấp cho doanh nghiệp về cách thiết kế và triển khai phương pháp DevOps cho khối lượng công việc trên Azure:

Hoạt động hiệu quả với Microsoft Azure Well-Architected Framework

Hoạt động hiệu quả là khả năng mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu của người dùng một cách hiệu quả. 

Một số những phương pháp chính để đạt được hiệu quả của hoạt động này bao gồm sử dụng quy mô phù hợp hoặc triển khai các dịch vụ PaaS.

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về hiệu quả hoạt động để tối ưu hóa triển khai máy ảo nhanh và đáng tin cậy.

 

Doanh nghiệp nên sử dụng quy mô phù hợp hoặc dịch vụ PaaS 
Doanh nghiệp nên sử dụng quy mô phù hợp hoặc dịch vụ PaaS

Một số bản hướng dẫn có thể giúp doanh nghiệp hiểu thêm về cách thiết kế và cải thiện hiệu suất tối ưu trong khối lượng công việc của Azure:

Lời kết

5 yếu tố trụ cột đã được mô tả sẽ là những điểm mà các doanh nghiệp cần phải tối ưu trong Azure Well-Architected Framework. Từ đó, tổ chức có thể cải thiện chất lượng công việc một cách hiệu quả hơn.

Liên hệ với chúng tôi ngay để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ Microsoft Azure từ FPT Smart Cloud.

0/5 (0 Reviews)

Liên hệ FPT Smart Cloud

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận sự tư vấn và hỗ trợ từ những chuyên gia hàng đầu.
Trang web này được bảo vệ bởi reCAPTCHA Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản dịch vụ của Google sẽ được áp dụng
DMCA compliant image